Wietnamsko-rosyjska dwujęzyczna książka
Phần III. Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa
III. Социалистическая и коммунистическая литература
I. Chủ nghĩa xã hội phản động
1. Реакционный социализм
a) Chủ nghĩa xã hội phong kiến
a) Феодальный социализм
Do địa vị lịch sử của họ, quý tộc Pháp và Anh đã có sứ mệnh viết những bài văn châm biếm đả kích xã hội tư sản hiện đại.
Французская и английская аристократия по своему историческому положению была призвана к тому, чтобы писать памфлеты против современного буржуазного общества.
Trong cuộc Cách mạng Pháp hồi tháng 7 năm 1830, trong phong trào cải cách ở Anh, các giai cấp quý tộc ấy, một lần nữa, lại ngã gục dưới những đòn đả kích của những kẻ bạo phát đáng ghét.
Во французской июльской революции 1830 г. и в английском движении в пользу парламентской реформы ненавистный выскочка ещё раз нанёс ей поражение. О серьёзной политической борьбе не могло быть больше и речи.
Đối với quý tộc thì không thể còn có vấn đề đấu tranh chính trị thật sự được nữa, họ chỉ có cách đấu tranh bằng văn học mà thôi. Nhưng ngay cả trong lĩnh vực văn học cũng không thể dùng cái luận điệu cũ rích của thời kỳ phục tích được nữa. Muốn gây được thiện cảm, quý tộc làm ra vẻ không nghĩ đến lợi ích riêng của mình và lập bản cáo trạng lên án giai cấp tư sản, chỉ là vì lợi ích của giai cấp công nhân bị bóc lột mà thôi.
Ей оставалась только литературная борьба. Но и в области литературы старые фразы времён Реставрации стали уже невозможны. Чтобы возбудить сочувствие, аристократия должна была сделать вид, что она уже не заботится о своих собственных интересах и составляет свой обвинительный акт против буржуазии только в интересах эксплуатируемого рабочего класса.
Làm như thế, họ tự giành cho họ cái điều vui thú làm vè chế diễu người chủ mới của họ và ri rỉ bên tai người này những lời tiên tri không tốt lành này khác.
Она доставляла себе удовлетворение тем, что сочиняла пасквили на своего нового властителя и шептала ему на ухо более или менее зловещие пророчества.
Chủ nghĩa xã hội phong kiến đã ra đời như thế đó là một mớ hỗn hợp những lời ai oán với những lời mỉa mai dư âm của dĩ vãng và tiếng đe doạ cuả tương lai. Tuy đôi khi lời công kích chua chát sâu cay hóm hỉnh của nó đập đúng vào tim gan của giai cấp tư sản, nhưng việc nó hoàn toàn bất lực không thể hiểu được tiến trình của lịch sử hiện đại, luôn luôn làm cho người ta cảm thấy buồn cười.
Так возник феодальный социализм: наполовину похоронная песнь — наполовину пасквиль, наполовину отголосок прошлого — наполовину угроза будущего, подчас поражающий буржуазию в самое сердце своим горьким, остроумным, язвительным приговором, но всегда производящий комическое впечатление полной неспособностью понять ход современной истории.
Các ngài quý tộc đã giương cái bị ăn mày của kẻ vô sản lên làm cờ để lôi kéo nhân dân theo họ, nhưng nhân dân vừa chạy lại thì trông thấy ngay những phù hiệu phong kiến cũ đeo sau lưng họ, thế là nhân dân liền tản đi và phá lên cười một cách khinh bỉ.
Аристократия размахивала нищенской сумой пролетариата как знаменем, чтобы повести за собою народ. Но всякий раз, когда он следовал за нею, он замечал на её заду старые феодальные гербы и разбегался с громким и непочтительным хохотом.
Một bộ phận của phái chính thống Pháp và phái “Nước Anh trẻ” đã diễn tấn hài kịch ấy.
Разыгрыванием этой комедии занималась часть французских легитимистов и «Молодая Англия».
Khi những người bênh vực chế độ phong kiến chứng minh rằng phương thức bóc lột phong kiến không giống phương thức bóc lột của giai cấp tư sản thì họ chỉ quên có một điều là chế độ phong kiến bóc lột trong hoàn cảnh và những điều kiện khác hẳn và hiện đã lỗi thời.
Если феодалы доказывают, что их способ эксплуатации был иного рода, чем буржуазная эксплуатация, то они забывают только, что они эксплуатировали при совершенно других, теперь уже отживших, обстоятельствах и условиях.
Khi họ vạch ra rằng dưới chế độ phong kiến, không có giai cấp vô sản hiện đại thì họ chỉ quên có một điều là giai cấp tư sản chính là một sản phẩm tất nhiên của chế độ xã hội của họ.
Если они указывают, что при их господстве не существовало современного пролетариата, то забывают, что как раз современная буржуазия была необходимым плодом их общественного строя.
Vả lại, họ rất ít che đậy tính chất phản động của những lời chỉ chích của họ, cho nên lời lẽ chủ yếu mà họ dùng để buộc tội giai cấp tư sản thì chính là cho rằng dưới sự thống trị của nó, giai cấp tư sản đảm bảo sự phát triển cho một giai cấp sẽ làm nổ tung toàn bộ trật tự xã hội cũ.
Впрочем, они столь мало скрывают реакционный характер своей критики, что их главное обвинение против буржуазии именно в том и состоит, что при её господстве развивается класс, который взорвёт на воздух весь старый общественный порядок.
Họ buộc tội giai cấp tư sản đã hy sinh ra một giai cấp vô sản cách mạng, nhiều hơn là buộc tội giai cấp đó đã sinh ra giai cấp vô sản nói chung.
Они гораздо больше упрекают буржуазию в том, что она порождает революционный пролетариат, чем в том, что она порождает пролетариат вообще.
Cho nên, trong hoạt động chính trị, họ tích cực tham gia vào tất cả những biện pháp bạo lực chống giai cấp công nhân. Và trong đời sống hàng ngày của họ, mặc dù những lời hoa mỹ trống rỗng của họ, họ vẫn không bỏ qua cơ hội để lượm lấy những quả táo bằng vàng và đem lòng trung thành, tình yêu và danh dự mà đổi lấy việc buôn bán len, củ cải đường, và rượu mạnh.
Поэтому в политической практике они принимают участие во всех насильственных мероприятиях против рабочего класса, а в обыденной жизни, вопреки всей своей напыщенной фразеологии, не упускают случая подобрать золотые яблоки и променять верность, любовь, честь на барыш от торговли овечьей шерстью, свекловицей и водкой.
Cũng hệt như thầy tu và chúa phong kiến luôn luôn tay nắm tay cùng đi với nhau, chủ nghĩa xã hội thầy tu cũng đi sát cánh với chủ nghĩa xã hội phong kiến.
Подобно тому как поп всегда шёл рука об руку с феодалом, поповский социализм идёт рука об руку с феодальным.
Không có gì dễ hơn là phủ lên chủ nghĩa khổ hạnh của đạo Cơ Đốc một lớp sơn chủ nghĩa xã hội, đạo Cơ Đốc chẳng phải đã cực lực phản đối chế độ tư hữu, hôn nhân và nhà nước đó sao?
Нет ничего легче, как придать христианскому аскетизму социалистический оттенок. Разве христианство не ратовало тоже против частной собственности, против брака, против государства?
Và thay tất cả những cái đó, đạo Cơ Đốc chẳng phải đã tuyên truyền việc làm phúc và sự khổ hạnh, cuộc sống độc thân và chủ nghĩa cấm dục, cuộc sống tu hành và nhà thờ đó sao?
Разве оно не проповедовало вместо этого благотворительность и нищенство, безбрачие и умерщвление плоти, монастырскую жизнь и церковь?
Chủ nghĩa xã hội Cơ Đốc chẳng qua chỉ là thứ nước thánh mà thầy tu dùng để xức cho nỗi hờn giận của quý tộc mà thôi.
Христианский социализм — это лишь святая вода, которою поп кропит озлобление аристократа.
b) Chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản.
b) Мелкобуржуазный социализм
Giai cấp quý tộc phong kiến không phải là giai cấp duy nhất đã bị giai cấp tư sản làm phá sản; nó không phải là giai cấp duy nhất có những điều kiện sinh hoạt đang tàn lụi và tiêu vong trong xã hội tư sản hiện đại.
Феодальная аристократия — не единственный ниспровергнутый буржуазией класс, условия жизни которого в современном буржуазном обществе ухудшались и отмирали.
Những người thị dân và tiểu nông thời trung cổ là những tiền bối của giai cấp tư sản hiện đại. Trong những nước mà công nghiệp và thương nghiệp phát triển kém hơn, giai cấp đó tiếp tục sống lay lắt bên cạnh giai cấp tư sản thịnh vượng.
Средневековое сословие горожан и сословие мелких крестьян были предшественниками современной буржуазии. В странах, менее развитых в промышленном и торговом отношении, класс этот до сих пор ещё прозябает рядом с развивающейся буржуазией.
Trong những nước mà nền văn minh hiện đại đương phát triển thì đã hình thành một giai cấp tiểu tư sản mới, ngả nghiêng giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản; là bộ phận bổ sung của xã hội tư sản, nó cứ luôn luôn được hình thành trở lại; nhưng vì sự cạnh tranh, những cá nhân hợp thành giai cấp ấy cứ luôn luôn bị đẩy xuống hàng ngũ của giai cấp vô sản và hơn nữa là sự phát triển tiến lên của đại công nghiệp, họ thấy rằng đã gần như đến lúc họ sẽ hoàn toàn biến mất với tính cách và bộ phận độc lập của xã hội hiện đại, và trong thương nghiệp, trong công nghiệp và trong nông nghiệp, họ sẽ nhường chỗ cho những đốc công và nhân viên làm thuê.
В тех странах, где развилась современная цивилизация, образовалась — и как дополнительная часть буржуазного общества постоянно вновь образуется — новая мелкая буржуазия, которая колеблется между пролетариатом и буржуазией. Но конкуренция постоянно сталкивает принадлежащих к этому классу лиц в ряды пролетариата, и они начинают уже видеть приближение того момента, когда с развитием крупной промышленности они совершенно исчезнут как самостоятельная часть современного общества и в торговле, промышленности и земледелии будут замещены надзирателями и наёмными служащими.
Trong những nước như nước Pháp, ở đó nông dân chiếm quá nửa dân số thì tự nhiên đã xuất hiện những nhà văn đứng về giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, nhưng đã dùng cái thước đo tiểu tư sản và tiểu nông trong việc phê phán chế độ tư sản, và đã xuất phát từ những quan điểm tiểu tư sản mà bênh vực sự nghiệp của công nhân.
В таких странах, как Франция, где крестьянство составляет гораздо более половины всего населения, естественно было появление писателей, которые, становясь на сторону пролетариата против буржуазии, в своей критике буржуазного строя прикладывали к нему мелкобуржуазную и мелкокрестьянскую мерку и защищали дело рабочих с мелкобуржуазной точки зрения.
Chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản đã được hình thành như thế đó. Xi-xmôn-đi là lãnh tụ của thứ văn học đó, không những ở Pháp mà cả ở Anh nữa.
Так возник мелкобуржуазный социализм. Сисмонди стоит во главе этого рода литературы не только во Франции, но и в Англии.
Chủ nghĩa xã hội ấy phân tích rất sâu sắc những mâu thuẫn gắn liền với những quan hệ sản xuất hiện đại. Nó vạch trần những lời ca tụng giả dối của những nhà kinh tế học.
Этот социализм прекрасно умел подметить противоречия в современных производственных отношениях. Он разоблачил лицемерную апологетику экономистов.
Nó chứng minh một cách không thể bác bỏ được những tác dụng phá hoại của nền sản xuất máy móc và của sự phân công lao động, sự tập trung tư bản và ruộng đất, sự sản xuất thừa, các cuộc khủng hoảng, sự sa sút không tránh được của những người tiểu tư sản và nông dân, sự cùng khổ của giai cấp vô sản, tình trạng vô chính phủ trong sản xuất, tình trạng bất công khá rõ rệt trong sự phân phối của cải, chiến tranh công nghiệp có tính chất huỷ diệt giữa các dân tộc, sự tan rã của đạo đức cũ, của những quan hệ gia đình cũ, của những tính chất dân tộc cũ.
Он неопровержимо доказал разрушительное действие машинного производства и разделения труда, концентрацию капиталов и землевладения, перепроизводство, кризисы, неизбежную гибель мелких буржуа и крестьян, нищету пролетариата, анархию производства, вопиющее неравенство в распределении богатства, истребительную промышленную войну наций между собой, разложение старых нравов, старых семейных отношений и старых национальностей.
Nhưng xét về nội dung chân thực của nó, thì hoặc là chủ nghĩa xã hội này muốn khôi phục lại những tư liệu sản xuất và phương tiện trao đổi cũ, và cùng với những cái đó, cũng khôi phục lại cả những quan hệ sở hữu cũ và toàn xã hội cũ, hoặc là nó muốn biết những tư liệu sản xuất và những phương tiện trao đổi hiện đại phải khuôn theo cái khuôn khổ chật hẹp của những quan hệ sở hữu cũ, của những quan hệ đã bị và tất phải bị những công cụ ấy đập tan.
Но по своему положительному содержанию этот социализм стремится или восстановить старые средства производства и обмена, а вместе с ними старые отношения собственности и старое общество, или — вновь насильственно втиснуть современные средства производства и обмена в рамки старых отношений собственности, отношений, которые были уже ими взорваны и необходимо должны были быть взорваны.
Trong cả hai trường hợp, chủ nghĩa xã hội này vừa là phản động vừa là không tưởng.
В обоих случаях он одновременно и реакционен и утопичен.
Chế độ phường hội trong công nghiệp, chế độ gia trưởng trong nông nghiệp đó là cái đích tột cùng của nó.
Цеховая организация промышленности и патриархальное сельское хозяйство — вот его последнее слово.
Trong sự phát triển về sau của nó, trào lưu này đã biến thành những lời oán thán hèn nhát.
В дальнейшем своём развитии направление это вылилось в трусливое брюзжание.
c) Chủ nghĩa xã hội đức hay chủ nghĩa xã hội “chân chính”
c) Немецкий, или «истинный», социализм
Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa của nước Pháp, sinh ra dưới áp lực của một giai cấp tư sản thống trị, biểu hiện văn học của sự phản kháng chống lại nền thống trị ấy, thì được đưa vào nước Đức giữa lúc giai cấp tư sản bắt đầu đấu tranh chống chế độ chuyên chế phong kiến.
Социалистическая и коммунистическая литература Франции, возникшая под гнётом господствующей буржуазии и являющаяся литературным выражением борьбы против этого господства, была перенесена в Германию в такое время, когда буржуазия там только что начала свою борьбу против феодального абсолютизма.
Các nhà triết học, các nhà triết học nửa mùa và những kẻ tài hoa ở Đức hăm hở đổ xô vào thứ văn học ấy, những có điều họ quên rằng văn học Pháp được nhập khẩu vào Đức, song những điều kiện sinh hoạt của nước Pháp lại không đồng thời được đưa vào Đức.
Немецкие философы, полуфилософы и любители красивой фразы жадно ухватились за эту литературу, позабыв только, что с перенесением этих сочинений из Франции в Германию туда не были одновременно перенесены и французские условия жизни.
Đối với những điều kiện sinh hoạt ở Đức, văn học Pháp ấy, đã mất hết ý nghĩa thực tiễn trực tiếp và chỉ còn mang một tính chất thuần tuý văn chương mà thôi. Nó ắt phải có tính chất của một sự tự biện vô vị về sự hiện diện bản tính của con người.
В немецких условиях французская литература утратила всё непосредственное практическое значение и приняла вид чисто литературного течения. Она должна была приобрести характер досужего мудрствования об осуществлении человеческой сущности.
Chẳng hạn, đối với những nhà triết học Đức hồi thế kỷ XVIII, những yêu sách của cách mạng Pháp lần thứ nhất chỉ là những yêu sách của những “lý tính thực tiễn” nói chung; và theo con mắt của họ, những biểu hiện của ý chí của những người tư sản cách mạng Pháp chỉ biểu hiện những quy luật của ý chí thuần tuý, của ý chí đúng như nó phải tồn tại, của ý chí thật sự con người.
Так, требования первой французской революции для немецких философов XVIII века имели смысл лишь как требования «практического разума» вообще, а проявления воли революционной французской буржуазии в их глазах имели значение законов чистой воли, воли, какой она должна быть, истинно человеческой воли.
Công việc độc nhất của các nhà văn Đức là điều hoà những tư tưởng mới của Pháp với ý thức triết học của mình, hay nói cho đúng hơn, là lĩnh hội những tư tưởng của Pháp bằng cách xuất phát từ quan điểm triết học của mình.
Вся работа немецких литераторов состояла исключительно в том, чтобы примирить новые французские идеи со своей старой философской совестью или, вернее, в том, чтобы усвоить французские идеи со своей философской точки зрения.
Họ đã lĩnh hội những tư tưởng ấy như người ta lĩnh hội một thứ tiếng ngoại quốc thông qua phiên dịch.
Это усвоение произошло таким же образом, каким вообще усваивают чужой язык, путём перевода.
Ai cũng biết bọn thầy tu đã đem những chuyện hoang đường vô lý về các thánh Thiên chúa giáo ghi đầy những bản thảo các tác phẩm cổ điển thời cổ dị giáo như thế nào.
Известно, что на манускриптах, содержавших классические произведения языческой древности, монахи поверх текста писали нелепые жизнеописания католических святых.
Đối với văn học Pháp không có tính chất tôn giáo thì các nhà văn học Đức đã làm ngược lại. Họ luồn những điều vô lý về triết học của họ vào trong nguyên bản Pháp.
Немецкие литераторы поступили с нечестивой французской литературой как раз наоборот. Под французский оригинал они вписали свою философскую чепуху.
Thí dụ, trong đoạn phê phán của Pháp đối với quan hệ tiền bạc thì họ lồng vào đó những chữ: “sự tha hoá của nhân tính”; trong đoạn phê phán của Pháp đối với nhà nước tư sản thì họ lại lồng vào đó dòng chữ: “việc xoá bỏ sự thống trị của tính Phổ biến — Trừu tượng”, v.v…
Например, под французскую критику денежных отношений они вписали «отчуждение человеческой сущности», под французскую критику буржуазного государства — «упразднение господства Абстрактно-Всеобщего» и т. д.
Việc thay thế triết học của Pháp bằng những lời lẽ triết học rỗng tuyếch ấy, họ gọi là “triết học của hành động”; là “chủ nghĩa xã hội chân chính”, là “khoa học Đức về chủ nghĩa xã hội”, v.v…
Это подсовывание под французские теории своей философской фразеологии они окрестили «философией действия», «истинным социализмом», «немецкой наукой социализма», «философским обоснованием социализма» и т. д.
Như thế là văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa Pháp đã bị hoàn toàn cắt xén. Và vì trong tay người Đức, văn học ấy không còn là biểu hiện của cuộc đấu tranh của một giai cấp này chống một giai cấp khác nữa, cho nên họ lấy làm đắc ý là đã vượt lên trên “tính phiến diện của Pháp”; là đã bảo vệ không phải những nhu cầu thật sự, mà là nhu cầu về chân lý; không phải những lợi ích của người vô sản, mà là những lợi ích của bản tính con người, của con người nói chung, của con người không thuộc giai cấp nào, cũng không thuộc một thực tại nào, của con người chỉ tồn tại trong một bầu trời mây mù của ảo tưởng triết học mà thôi.
Французская социалистическо-коммунистическая литература была таким образом совершенно выхолощена. И так как в руках немца она перестала выражать борьбу одного класса против другого, то немец был убеждён, что он поднялся выше «французской односторонности», что он отстаивает, вместо истинных потребностей, потребность в истине, а вместо интересов пролетариата — интересы человеческой сущности, интересы человека вообще, человека, который не принадлежит ни к какому классу и вообще существует не в действительности, а в туманных небесах философской фантазии.
Chủ nghĩa xã hội Đức ấy coi trọng những trò luyện tập vụng về của học sinh của mình một cách hết sức trịnh trọng, và phô trương những trò ấy một cách om sòm kiểu bán thuốc rong, nhưng rồi cũng mất dần tính ngây thơ thông thái rởm của mình.
Этот немецкий социализм, считавший свои беспомощные ученические упражнения столь серьёзными и важными и так крикливо их рекламировавший, потерял мало-помалу свою педантическую невинность.
Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản Đức và nhất là của giai cấp tư sản Phổ chống phong kiến và chế độ quân chủ chuyên chế, tóm lại là phong trào của phái tự do, ngày càng trở nên nghiêm túc hơn.
Борьба немецкой, особенно прусской, буржуазии против феодалов и абсолютной монархии — одним словом, либеральное движение — становилась всё серьёзнее.
Thành thử chủ nghĩa xã hội “chân chính” đã được cơ hội mà nó mong mỏi từ lâu, để đem những yêu sách xã hội chủ nghĩa ra đối lập với phong trào chính trị. Nó đã có thể tung ra những lời nguyền rủa cổ truyền chống lại chủ nghĩa tự do, chế độ đại nghị, sự cạnh tranh tư sản, tự do báo chí tư sản, pháp quyền tư sản, tự do và bình đẳng tư sản; nó đã có thể tuyên truyền cho quần chúng rằng trong phong trào tư sản ấy, quần chúng không được gì cả, trái lại còn mất tất cả.
«Истинному» социализму представился, таким образом, желанный случай противопоставить политическому движению социалистические требования, предавать традиционной анафеме либерализм, представительное государство, буржуазную конкуренцию, буржуазную свободу печати, буржуазное право, буржуазную свободу и равенство и проповедовать народной массе, что в этом буржуазном движении она не может ничего выиграть, но, напротив, рискует всё потерять.
Chủ nghĩa xã hội Đức đã quên rất đúng lúc rằng sự phê phán của Pháp, mà chủ nghĩa xã hội Đức là một tiếng vọng nhạt nhẽo, giả định là phải có xã hội tư sản hiện đại cùng với những điều kiện sinh hoạt vật chất tương ứng với xã hội đó và một cơ cấu chính trị thích hợp — tức là tất cả những tiền đề mà nước Đức chính là vẫn đang phải giành lấy.
Немецкий социализм весьма кстати забывал, что французская критика, жалким отголоском которой он был, предполагала современное буржуазное общество с соответствующими ему материальными условиями жизни и соответственной политической конституцией, т. е. как раз все те предпосылки, о завоевании которых в Германии только ещё шла речь.
Đối với nghững chính phủ chuyên chế ở Đức, cùng đám tuỳ tùng của chúng là những thầy tu, thầy giáo, bọn gioong-ke hủ lậu và quan lại thì chủ nghĩa xã hội này đã trở thành một thứ ngoáo ộp hằng ao ước để chống lại giai cấp tư sản đang là một mối lo đối với chúng.
Немецким абсолютным правительствам, с их свитой попов, школьных наставников, заскорузлых юнкеров и бюрократов, он служил кстати подвернувшимся пугалом против угрожающе наступавшей буржуазии.
Chủ nghĩa xã hội ấy đã đem cái lối giả nhân giả nghĩa đường mật của nó bổ xung cho roi vọt và súng đạn mà những chính phủ ấy đã dùng để chấn áp những cuộc khởi nghĩa của công nhân Đức.
Он был подслащённым дополнением к горечи плетей и ружейных пуль, которыми эти правительства усмиряли восстания немецких рабочих.
Nếu chủ nghĩa xã hội “chân chính” do đó đã trở thành vũ khí trong tay các chính phủ để chống lại giai cấp tư sản Đức thì ngoài ra, nó lại còn trực tiếp đại biểu cho một lợi ích phản động, lợi ích của giai cấp tiểu tư sản Đức.
Если «истинный» социализм становился таким образом оружием в руках правительств против немецкой буржуазии, то он и непосредственно служил выражением реакционных интересов, интересов немецкого мещанства.
Giai cấp những người tiểu tư sản, do thế kỷ XVI truyền lại và từ bấy tới nay, luôn luôn tái sinh dưới nhiều hình thức khác nhau, là cơ sở xã hội thật sự của chế độ đã thiết lập ở Đức.
В Германии действительную общественную основу существующего порядка вещей составляет мелкая буржуазия, унаследованная от XVI века и с того времени постоянно вновь появляющаяся в той или иной форме.
Duy trì giai cấp ấy, là duy trì ở Đức chế độ hiện hành. Sự thống trị về công nghiệp và chính trị của giai cấp tư sản đang đe doạ đẩy giai cấp tiểu tư sản ấy đến nguy cơ chắc chắn phải suy sụp, một mặt do sự tập trung tư bản và mặt khác do sự xuất hiện giai cấp vô sản cách mạng.
Сохранение её равносильно сохранению существующего в Германии порядка вещей. От промышленного и политического господства буржуазии она со страхом ждёт своей верной гибели, с одной стороны, вследствие концентрации капитала, с другой — вследствие роста революционного пролетариата.
Đối với giai cấp tiểu tư sản, chủ nghĩa xã hội “chân chính” hình như có thể làm một công đôi việc. Cho nên chủ nghĩa xã hội chân chính đã lan ra như một bệnh dịch.
Ей казалось, что «истинный» социализм одним выстрелом убивает двух зайцев. И «истинный» социализм распространялся как зараза.
Bọn xã hội chủ nghĩa Đức đã đem những tấm mạng nhện tự biện ra làm thành một cái áo rộng thùng thình thêu đầy những bông hoa từ chương mịn màng và thấm đầy những giọt sương tình cảm nóng hổi, rồi đem loại áo ấy khoác lên “những chân lý vĩnh cửu” gầy còm của họ, điều đó làm cho món hàng của họ càng được tiêu thụ mạnh trong đám khách hàng như vậy.
Вытканный из умозрительной паутины, расшитый причудливыми цветами красноречия, пропитанный слезами слащавого умиления, этот мистический покров, которым немецкие социалисты прикрывали пару своих тощих «вечных истин», только увеличивал сбыт их товара среди этой публики.
Còn về phần chủ nghĩa xã hội Đức thì nó dần dần hiểu rõ thêm rằng sứ mệnh của nó là làm đại diện khoa chương cho bọn tiểu tư sản ấy.
Со своей стороны, немецкий социализм всё более понимал своё призвание быть высокопарным представителем этого мещанства.
Nó tuyên bố rằng dân tộc Đức là một dân tộc mẫu mực và người phi-li-xtanh Đức là một con người mẫu mực. Tất cả những cái xấu xa của những người mẫu mực ấy được nó gán cho một ý nghĩa thần bí, một ý nghĩa cao cả và xã hội chủ nghĩa, khiến cho những cái ấy biến thành những cái ngược hẳn lại.
Он провозгласил немецкую нацию образцовой нацией, а немецкого мещанина — образцом человека. Каждой его низости он придавал сокровенный, возвышенный социалистический смысл, превращавший её в нечто ей совершенно противоположное.
Nhất quán một cách triệt để, nó phản đối xu hướng chủ nghĩa cộng sản muốn “Phá huỷ một cách tàn bạo”, và tuyên bố rằng mình vô tư đứng ở trên tất cả mọi cuộc đấu tranh giai cấp. Trừ một số rất ít, còn thì tất cả những tác phẩm tự xưng là xã hội chủ nghĩa ấy hay cộng sản chủ nghĩa lưu hành ở Đức, đều thuộc vào loại văn học bẩn thỉu và làm suy yếu con người ấy.
Последовательный до конца, он открыто выступал против «грубо-разрушительного» направления коммунизма и возвестил, что сам он в своём величественном беспристрастии стоит выше всякой классовой борьбы. За весьма немногими исключениями всё, что циркулирует в Германии в качестве якобы социалистических и коммунистических сочинений, принадлежит к этой грязной, расслабляющей литературе.
II. Chủ nghĩa xã hội bảo thủ hay chủ nghĩa xã hội tư sản
2. Консервативный, или буржуазный, социализм
Một bộ phận giai cấp tư sản tìm cách chữa các căn bệnh xã hội, cốt để củng cố xã hội tư sản.
Известная часть буржуазии желает излечить общественные недуги для того, чтобы упрочить существование буржуазного общества.
Trong hạng này, có những nhà kinh tế học, những nhà bác ái, những nhà nhân đạo chủ nghĩa, những người chăm lo cuộc cải thiện đời sống cho giai cấp lao động, tổ chức việc từ thiện, bảo vệ súc vật, lập ra những hội bài trừ nạn nghiện rượu, nói tóm lại là đủ loại những nhà cải lương hèn kém nhất.
Сюда относятся экономисты, филантропы, поборники гуманности, радетели о благе трудящихся классов, организаторы благотворительности, члены обществ покровительства животным, основатели обществ трезвости, мелкотравчатые реформаторы самых разнообразных видов.
Và thậm chí người ta đã xây dựng chủ nghĩa xã hội tư sản này thành một hệ thống hoàn bị.
Этот буржуазный социализм разрабатывался даже в целые системы.
Lấy một ví dụ là quyển “Triết học về sự khốn cùng” của Pru-đông.
В качестве примера приведём «Философию нищеты» Прудона.
Những nhà xã hội chủ nghĩa tư sản muốn duy trì những điều kiện sinh hoạt của xã hội hiện đại, mà không có những cuộc đấu tranh và những mối nguy hiểm do những điều kiện sinh hoạt ấy nhất định phải sản sinh ra. Họ muốn duy trì xã hội hiện đại nhưng được đẩy trừ hết những yếu tố đảo lộn và làm tan rã nó. Họ muốn có giai cấp tư sản mà không có giai cấp vô sản.
Буржуа-социалисты хотят сохранить условия существования современного общества, но без борьбы и опасностей, которые неизбежно из них вытекают. Они хотят сохранить современное общество, однако, без тех элементов, которые его революционизируют и разлагают. Они хотели бы иметь буржуазию без пролетариата.
Giai cấp tư sản tất nhiên quan niệm cái thế giới mà nó đang thống trị là thế giới tốt đẹp hơn cả. Chủ nghĩa xã hội tư sản đem hệ thống hoá ít nhiều triệt để cái quan niệm an ủi lòng người ấy.
Тот мир, в котором господствует буржуазия, конечно, кажется ей самым лучшим из миров. Буржуазный социализм разрабатывает это утешительное представление в более или менее цельную систему.
Khi chủ nghĩa xã hội tư sản bắt giai cấp vô sản phải thực hiện những hệ thống ấy của nó và bước vào thành Giê-ru-da-lem mới, thì thực ra, nó chỉ kêu gọi giai cấp vô sản bám lấy xã hội hiện tại, nhưng phải bỏ hết quan niệm thù hằn của họ đối với xã hội ấy.
Приглашая пролетариат осуществить его систему и войти в новый Иерусалим, он, в сущности, требует только, чтобы пролетариат оставался в теперешнем обществе, но отбросил своё представление о нём, как о чём-то ненавистном.
Một hình thức khác của chủ nghĩa xã hội, ít có hệ thống hơn, nhưng lại thực tiễn hơn, cố làm cho công nhân chán ghét mọi phong trào cách mạng, bằng cách chứng minh cho họ thấy rằng không phải sự cải biến chính trị này khác, mà chỉ có sự cải tiến về điều kiện sinh hoạt vật chất, về quan hệ kinh tế mới có thể có lợi cho công nhân mà thôi.
Другая, менее систематическая, но более практическая форма этого социализма стремилась к тому, чтобы внушить рабочему классу отрицательное отношение ко всякому революционному движению, доказывая, что ему может быть полезно не то или другое политическое преобразование, а лишь изменение материальных условий жизни, экономических отношений.
Song nói sự cải biến điều kiện sinh hoạt vật chất, chủ nghĩa xã hội ấy không hề hiểu đó là sự xoá bỏ những quan hệ sản xuất tư sản, một sự xoá bỏ mà chỉ có cách mạng mới có thể làm nổi; nó chỉ hiểu đó là sự thực hiện những cải cách về hành chính ngay trên cơ sở những quan hệ sản xuất tư sản, những cải cách do đó không làm thay đổi chút nào những quan hệ giữa tư bản và lao động làm thuê nhiều lắm thì cũng chỉ làm cho giai cấp tư sản giảm được những chi phí cho việc thống trị của nó làm cho ngân sách nhà nước được nhẹ gánh mà thôi.
Однако под изменением материальных условий жизни этот социализм понимает отнюдь не уничтожение буржуазных производственных отношений, осуществимое только революционным путём, а административные улучшения, осуществляемые на почве этих производственных отношений, следовательно, ничего не изменяющие в отношениях между капиталом и наёмным трудом, в лучшем же случае — лишь сокращающие для буржуазии издержки её господства и упрощающие её государственное хозяйство.
Chủ nghĩa xã hội tư sản chỉ đạt được biểu hiện thích đáng của nó, khi nó trở thành một lối nói từ chương đơn thuần.
Самое подходящее для себя выражение буржуазный социализм находит только тогда, когда превращается в простой ораторский оборот речи.
Mậu dịch tự do, vì lợi ích của giai cấp công nhân! thuế quan bảo hộ, vì lợi ích của giai cấp công nhân! nhà tù xà lim, vì lợi ích của giai cấp công nhân! đó là cái đích tột cùng của chủ nghĩa xã hội xã hội tư sản, điều duy nhất mà Nó nói ra một cách nghiêm túc.
Свободная торговля! в интересах рабочего класса; покровительственные пошлины! в интересах рабочего класса; одиночные тюрьмы! в интересах рабочего класса — вот последнее, единственно сказанное всерьёз, слово буржуазного социализма.
Vì chủ nghĩa xã hội tư sản nằm gọn trong lời khẳng định này: sở dĩ những người tư sản là những người tư sản, đó là vì lợi ích của giai cấp công nhân.
Социализм буржуазии заключается как раз в утверждении, что буржуа являются буржуа, — в интересах рабочего класса.
III. Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản không tưởng — phê phán
3. Критически-утопический социализм и коммунизм
Đây không phải là nói đến một loại văn học đã đề ra, trong tất cả các cuộc cách mạng hiện đại, những yêu sách của giai cấp vô sản (tác phẩm của Ba-bớp…).
Мы не говорим здесь о той литературе, которая во всех великих революциях нового времени выражала требования пролетариата (сочинения Бабёфа и т. д.).
Những mưu đồ trực tiếp đầu tiên của giai cấp vô sản để thực hiện những lợi ích giai cấp của chính mình, tiến hành trong thời kỳ sôi sục khắp nơi, trong thời kỳ lật đổ xã hội phong kiến, thì nhất định phải thất bại, vì bản thân giai cấp vô sản đang ở trong tình trạng manh nha, cũng như vì họ không có những điều kiện vật chất để tự giải phóng, những điều kiện mà chỉ có thời đại tư sản mới sản sinh ra thôi.
Первые попытки пролетариата непосредственно осуществить свои собственные классовые интересы во время всеобщего возбуждения, в период ниспровержения феодального общества, неизбежно терпели крушение вследствие неразвитости самого пролетариата, а также вследствие отсутствия материальных условий его освобождения, так как эти условия являются лишь продуктом буржуазной эпохи.
Văn học cách mạng đi kèm theo những phong trào đầu tiên ấy của giai cấp vô sản, không thể không có một nội dung phản động. Nó tuyên truyền chủ nghĩa khổ hạnh phổ biến và chủ nghĩa bình quân thô thiển.
Революционная литература, сопровождавшая эти первые движения пролетариата, по своему содержанию неизбежно является реакционной. Она проповедует всеобщий аскетизм и грубую уравнительность.
Những hệ thống xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa chính tông, những hệ thống của Xanh-Xi-Mông, của Phu-ri-ê, của ô-oen, v.v…, đều xuất hiện trong thời kỳ đầu, chưa phát triển của cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, tức là thời kỳ đã được mô tả ở trên (xem mục “Tư sản và vô sản”).
Собственно социалистические и коммунистические системы, системы Сен-Симона, Фурье, Оуэна и т. д., возникают в первый, неразвитый период борьбы между пролетариатом и буржуазией, изображённый нами выше (см. «Буржуазия и пролетариат»).
Những người phát sinh ra những hệ thống ấy, thực ra, đều thấy rõ sự đối kháng giữa các giai cấp, cũng như thấy rõ tác dụng của những yếu tố phá hoại nằm ngay trong bản thân xã hội thống trị. Song những người đó lại không thấy những điều kiện vật chất cần cho sự giải phóng của giai cấp vô sản, và cứ đi tìm một khoa học xã hội, những quy luật xã hội, nhằm mục đích tạo ra những điều kiện ấy.
Изобретатели этих систем, правда, видят противоположность классов, так же как и действие разрушительных элементов внутри самого господствующего общества. Но они не видят на стороне пролетариата никакой исторической самодеятельности, никакого свойственного ему политического движения.
Так как развитие классового антагонизма идёт рука об руку с развитием промышленности, то они точно так же не могут ещё найти материальных условий освобождения пролетариата и ищут такой социальной науки, таких социальных законов, которые создали бы эти условия.
Họ lấy tài ba cá nhân của họ để thay thế cho hoạt động xã hội, lấy những điều kiện tưởng tượng thay thế cho những điều kiện lịch sử của sự giải phóng; đem một tổ chức xã hội do bản thân họ hoàn toàn tạo ra, thay thế cho sự tổ chức một cách tuần tự và tự phát giai cấp vô sản thành giai cấp.
Место общественной деятельности должна занять их личная изобретательская деятельность, место исторических условий освобождения — фантастические условия, место постепенно подвигающейся вперёд организации пролетариата в класс — организация общества по придуманному ими рецепту.
Đối với họ, tương lai của thế giới sẽ được giải quyết bằng cách tuyên truyền và thực hành những kế hoạch tổ chức xã hội của họ.
Дальнейшая история всего мира сводится для них к пропаганде и практическому осуществлению их общественных планов.
Tuy nhiên, trong khi đặt ra những kế hoạch ấy, họ cũng có ý thức bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân trước hết, vì giai cấp công nhân là giai cấp đau khổ nhất. Đối với họ, giai cấp vô sản chỉ tồn tại với tư cách là giai cấp đau khổ nhất.
Правда, они сознают, что в этих своих планах защищают главным образом интересы рабочего класса как наиболее страдающего класса. Только в качестве этого наиболее страдающего класса и существует для них пролетариат.
Nhưng hình thức chưa phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp, cũng như địa vị xã hội của bản thân họ, làm cho họ tự coi là đứng hẳn ở trên mọi đối kháng giai cấp.
Однако неразвитая форма классовой борьбы, а также их собственное положение в жизни приводят к тому, что они считают себя стоящими высоко над этим классовым антагонизмом.
Họ muốn cải thiện điều kiện sinh hoạt vật chất cho hết thảy mọi thành viên trong xã hội, kể cả những kẻ đã được hưởng những điều kiện tốt nhất. Cho nên họ luôn luôn kêu gọi toàn thể xã hội, không có phân biệt gì cả và thậm chí họ còn chủ yếu kêu gọi giai cấp thống trị nhiều hơn.
Они хотят улучшить положение всех членов общества, даже находящихся в самых лучших условиях. Поэтому они постоянно апеллируют ко всему обществу без различия и даже преимущественно — к господствующему классу.
Theo ý kiến của họ thì chỉ cần hiểu hệ thống của họ là có thể thừa nhận rằng đó là kế hoạch hay hơn hết trong tất cả mọi kế hoạch về một xã hội tốt đẹp hơn hết trong tất cả mọi xã hội.
По их мнению, достаточно только понять их систему, чтобы признать её самым лучшим планом самого лучшего из возможных обществ.
Vì vậy, họ cự tuyệt mọi hành động chính trị và nhất là mọi hành động cách mạng, họ tìm cách đạt mục đích của họ bằng những phương pháp hoà bình, và thử mở một con đường đi tới một kinh Phúc âm xã hội mới bằng hiệu lực của sự nêu gương, bằng những thí nghiệm nhỏ, cố nhiên những thí nghiệm này luôn luôn thất bại.
Они отвергают поэтому всякое политическое, и в особенности всякое революционное, действие; они хотят достигнуть своей цели мирным путём и пытаются посредством мелких и, конечно, не удающихся опытов, силой примера проложить дорогу новому общественному евангелию.
Trong thời kỳ mà giai cấp vô sản còn ít phát triển, còn nhìn địa vị của bản thân mình một cách cũng ảo tưởng, thì bức tranh ảo tưởng về xã hội tương lai là phù hợp với những nguyện vọng bản năng đầu tiên của công nhân muốn hoàn toàn cải biến xã hội.
Это фантастическое описание будущего общества возникает в то время, когда пролетариат ещё находится в очень неразвитом состоянии и представляет себе поэтому своё собственное положение ещё фантастически, оно возникает из первого исполненного предчувствий порыва пролетариата к всеобщему преобразованию общества.
Nhưng trong những trước tác xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa đó cũng có những yếu tố phê phán. Những trước tác ấy đả kích toàn bộ cơ sở của xã hội đương thời. Do đó, chúng đã cung cấp được những tài liệu rất có giá trị để soi sáng ý thức của công nhân.
Но в этих социалистических и коммунистических сочинениях содержатся также и критические элементы. Эти сочинения нападают на все основы существующего общества. Поэтому они дали в высшей степени ценный материал для просвещения рабочих.
Những đề nghị tích cực của những trước tác ấy về xã hội tương lại, chẳng hạn, việc thủ tiêu sự đối kháng giữa thành thị và nông thôn, xoá bỏ gia đình, xoá bỏ sự thu lợi nhuận cá nhân và lao động làm thuê, tuyên bố sự hoà hợp xã hội và sự cải tạo nhà nước thành một cơ quan đơn thuần quản lý sản xuất, tất cả những luận điểm ấy chỉ mới báo trước rằng đối kháng giai cấp tất phải mất đi, nhưng đối kháng giai cấp này chỉ mới bắt đầu xuất hiện, và những nhà sáng lập ra các học thuyết cũng chỉ mới biết những hình thức đầu tiên không rõ rệt và lờ mờ của nó thôi.
Их положительные выводы насчёт будущего общества, например, уничтожение противоположности между городом и деревней, уничтожение семьи, частной наживы, наёмного труда, провозглашение общественной гармонии, превращение государства в простое управление производством, — все эти положения выражают лишь необходимость устранения классовой противоположности, которая только что начинала развиваться и была известна им лишь в её первичной бесформенной неопределённости.
Cho nên, những luận điểm ấy chỉ mới có một ý nghĩa hoàn toàn không tưởng mà thôi.
Поэтому и положения эти имеют ещё совершенно утопический характер.
ý nghĩa của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản không tưởng — phê phán là theo tỷ lệ nghịch với sự phát triển lịch sử. Đấu tranh giai cấp càng gay gắt và càng có hình thức xác định thì cái ý định ảo tưởng muốn đứng lên trên cuộc đấu tranh giai cấp, cái thái độ đối lập một cách ảo tưởng với đấu tranh giai cấp ấy, càng mất hết mọi giá trị thực tiễn, mọi căn cứ lý luận của chúng.
Значение критически-утопического социализма и коммунизма стоит в обратном отношении к историческому развитию. По мере того как развивается и принимает всё более определённые формы борьба классов, это фантастическое стремление возвыситься над ней, это преодоление её фантастическим путём лишается всякого практического смысла и всякого теоретического оправдания.
Cho nên, nếu như về nhiều phương diện, các nhà sáng lập ra những học thuyết ấy là những nhà cách mạng thì những tôn phái do môn đồ của họ lập ra luôn luôn là phản động, vì những môn đồ ấy khăng khăng giữ lấy những quan niệm đã cũ của các vị thầy của họ, bất chấp sự phát triển lịch sử của giai cấp vô sản.
Поэтому, если основатели этих систем и были во многих отношениях революционны, то их ученики всегда образуют реакционные секты. Они крепко держатся старых воззрений своих учителей, невзирая на дальнейшее историческое развитие пролетариата.
Vì vậy, họ tìm cách, và về điểm này thì họ là nhất quán, làm lu mờ đấu tranh giai cấp và cố điều hoà các đối kháng.
Поэтому они последовательно стараются вновь притупить классовую борьбу и примирить противоположности.
Họ tiếp tục mơ ước thực hiện những thí nghiệm về những không tưởng xã hội của họ lập ra từng pha-lan-xte-rơ riêng biệt, tạo ra những (“Home-colonies”), xây dựng một xứ I-ca-ri nhỏ, tức là lập ra một Giê-ru-da-lem mới tí hon — và để xây dựng tất cả những lâu đài trên bãi cát ấy, họ tự thấy buộc phải kêu gọi đến lòng tốt và két bạc của các nhà tư sản bác ái.
Они всё ещё мечтают об осуществлении, путём опытов, своих общественных утопий, об учреждении отдельных фаланстеров, об основании внутренних колоний [«Home-colonies»], об устройстве маленькой Икарии — карманного издания нового Иерусалима, — и для сооружения всех этих воздушных замков вынуждены обращаться к филантропии буржуазных сердец и кошельков.
Dần dần họ rơi vào hạng những người xã hội chủ nghĩa phản động hay bảo thủ đã được miêu tả trên kia, và chỉ còn khác bọn này ở chỗ họ có một lối nói thông thái rởm có hệ thống hơn và tin một cách mê muội và cuồng nhiệt vào hiệu lực thần kỳ của khoa học xã hội của họ.
Они постепенно опускаются в категорию описанных выше реакционных или консервативных социалистов, отличаясь от них лишь более систематическим педантизмом и фанатической верой в чудодейственную силу своей социальной науки.
Vì vậy, họ kịch liệt phản đối mọi phong trào chính trị của công nhân, và theo họ thì một phong trào như thế chỉ có thể là do mù quáng thiếu tin tưởng vào kinh Phúc âm mới mà ra.
Вот почему они с ожесточением выступают против всякого политического движения рабочих, вызываемого, по их мнению, лишь слепым неверием в новое евангелие.
Phái ô-oen ở Anh thì chống lại phái Hiến chương, phái Phu-ri-ê ở Pháp thì chống lại phái cải cách.
Оуэнисты в Англии и фурьеристы во Франции выступают — первые против чартистов, вторые против реформистов.
Phần IV. Thái độ của những người cộng sản đối với các đảng đối lập
4. Отношение коммунистов к различным оппозиционным партиям
Căn cứ theo những điều mà chúng tôi đã nói ở chương II thì thái độ của những người cộng sản đối với những đảng công nhân đã được thành lập và do đấy, thái độ của họ đối với phái Hiến chương ở Anh và phái cải cách ruộng đất ở Bắc Mỹ, tự nó cũng đã rõ rồi.
После того, что было сказано в разделе II, понятно отношение коммунистов к сложившимся уже рабочим партиям, т. е. их отношение к чартистам в Англии и к сторонникам аграрной реформы в Северной Америке.
Những người cộng sản chiến đấu cho những mục đích và những lợi ích trước mắt của giai cấp công nhân, nhưng đồng thời trong phong trào hiện tại, họ cũng bảo vệ và đại biểu cho tương lai của phong trào.
Коммунисты борются во имя ближайших целей и интересов рабочего класса, но в то же время в движении сегодняшнего дня они отстаивают и будущность движения.
Ở Pháp, những người cộng sản liên hợp với Đảng dân chủ — xã hội chủ nghĩa chống giai cấp tư sản bảo thủ và cấp tiến, đồng thời vẫn dành cho mình cái quyền phê phán những lời nói suông và những ảo tưởng do truyền thống cách mạng để lại.
Во Франции, в борьбе против консервативной и радикальной буржуазии, коммунисты примыкают к социалистическо-демократической партии, не отказываясь тем не менее от права относиться критически к фразам и иллюзиям, проистекающим из революционной традиции.
Ở Thuỵ sĩ, họ ủng hộ phái cấp tiến, nhưng không phải không biết rằng đảng này gồm những phần tử mâu thuẫn nhau, một nửa là những người dân chủ xã hội chủ nghĩa theo kiểu Pháp, và một nửa là những người tư sản cấp tiến.
В Швейцарии они поддерживают радикалов, не упуская, однако, из виду, что эта партия состоит из противоречивых элементов, частью из демократических социалистов во французском стиле, частью из радикальных буржуа.
Ở Ba Lan, những người cộng sản ủng hộ chính đảng đã coi cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc, nghĩa là chính đảng đã làm cuộc khởi nghĩa Cra-cốp năm 1846.
Среди поляков коммунисты поддерживают партию, которая ставит аграрную революцию условием национального освобождения, ту самую партию, которая вызвала краковское восстание 1846 года.