Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản / Манифест Коммунистической партии — w językach wietnamskim i rosyjskim. Strona 2

Wietnamsko-rosyjska dwujęzyczna książka

Karl Marx, Friedrich Engels

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

Карл Маркс, Фридрих Энгельс

Манифест Коммунистической партии

Sự tiến bộ của công nghiệp mà giai cấp tư sản là người đại diện mặc nhiên của nó và không đủ sức chống lại nó đem sự đoàn kết cách mạng của công nhân do liên hợp lại mà có, thay cho sự chia rẽ của công nhân do cạnh tranh giữa họ gây nên.

Прогресс промышленности, невольным носителем которого является буржуазия, бессильная ему сопротивляться, ставит на место разъединения рабочих конкуренцией революционное объединение их посредством ассоциации.

Như vậy, cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, chính cái nền tảng trên đó giai cấp tư sản đã sản xuất và chiến hữu sản phẩm của nó, đã bị phá sập dưới chân giai cấp tư sản. Trước hết, giai cấp tư sản sản sinh ra những người đào huyệt chôn chính nó. Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu.

Таким образом, с развитием крупной промышленности из-под ног буржуазии вырывается сама основа, на которой она производит и присваивает продукты. Она производит прежде всего своих собственных могильщиков. Её гибель и победа пролетариата одинаково неизбежны.

Phần II. Những người vô sản và những người cộng sản

II. Пролетарии и коммунисты

Quan hệ giữa người cộng sản với những người vô sản nói chung như thế nào?

В каком отношении стоят коммунисты к пролетариям вообще?

Những người cộng sản không phải là một đảng riêng biệt, đối lập với các đảng công nhân khác.

Коммунисты не являются особой партией, противостоящей другим рабочим партиям.

Họ tuyệt nhiên không có một lợi ích nào tách khỏi lợi ích của toàn thể giai cấp vô sản.

У них нет никаких интересов, отдельных от интересов всего пролетариата в целом.

Họ không đặt ra những nguyên tắc riêng biệt nhằm khuôn phong trào vô sản theo những nguyên tắc ấy.

Они не выставляют никаких особых принципов, под которые они хотели бы подогнать пролетарское движение.

Những người cộng sản chỉ khác với các đảng vô sản khác trên hai điểm:
• Một là, trong các cuộc đấu tranh của những người vô sản thuộc các dân tộc khác nhau, họ đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản;
• Hai là, trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đấu tranh giữa vô sản và tư sản, họ luôn luôn đại biểu cho lợi ích của toàn bộ phong trào.

Коммунисты отличаются от остальных пролетарских партий лишь тем, что, с одной стороны, в борьбе пролетариев различных наций они выделяют и отстаивают общие, не зависящие от национальности интересы всего пролетариата; с другой стороны, тем, что на различных ступенях развития, через которые проходит борьба пролетариата с буржуазией, они всегда являются представителями интересов движения в целом.

Vậy là về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản.

Коммунисты, следовательно, на практике являются самой решительной, всегда побуждающей к движению вперёд частью рабочих партий всех стран, а в теоретическом отношении у них перед остальной массой пролетариата преимущество в понимании условий, хода и общих результатов пролетарского движения.

Mục đích trước mắt của những người cộng sản cũng là mục đích trước mắt của tất cả các đảng vô sản khác: tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền.

Ближайшая цель коммунистов та же, что и всех остальных пролетарских партий: формирование пролетариата в класс, ниспровержение господства буржуазии, завоевание пролетариатом политической власти.

Những quan điểm lý luận của những người cộng sản tuyệt nhiên không dựa trên những ý niệm, những nguyên lý do một nhà cải cách thế giới nào phát minh hay phát hiện ra.

Теоретические положения коммунистов ни в какой мере не основываются на идеях, принципах, выдуманных или открытых тем или другим обновителем мира.

Những nguyên lý ấy chỉ biểu hiện khái quát của những quan hệ thực tại của một cuộc đấu tranh giai cấp hiện có, của một sự vận động lịch sử đang diễn ra trước mắt chúng ta, việc xoá bỏ những quan hệ sở hữu đã tồn tại trước kia không phải là cái gì đặc trưng vốn có của chủ nghĩa cộng sản.

Они являются лишь общим выражением действительных отношений происходящей классовой борьбы, выражением совершающегося на наших глазах исторического движения. Уничтожение ранее существовавших отношений собственности не является чем-то присущим исключительно коммунизму.

Tất cả những quan hệ sở hữu đã trải qua những thay đổi liên tiếp, những cải biến liên tiếp trong lịch sử.

Все отношения собственности были подвержены постоянной исторической смене, постоянным историческим изменениям.

Chẳng hạn, cách mạng Pháp đã xoá bỏ chế độ sở hữu phong kiến và bênh vực chế độ sở hữu tư sản.

Например, французская революция отменила феодальную собственность, заменив её собственностью буржуазной.


Отличительной чертой коммунизма является не отмена собственности вообще, а отмена буржуазной собственности.

Nhưng chế độ tư hữu tư sản hiện thời, lại là biểu hiện cuối cùng và đầy đủ nhất của phương thức sản xuất và chiếm hữu sản phẩm dựa trên những đối kháng giai cấp, trên cơ sở những người này bóc lột những người kia

Но современная буржуазная частная собственность есть последнее и самое полное выражение такого производства и присвоения продуктов, которое держится на классовых антагонизмах, на эксплуатации одних другими.

Theo ý nghĩa đó, những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành một luận điểm duy nhất này là: xoá bỏ chế độ tư hữu.

В этом смысле коммунисты могут выразить свою теорию одним положением: уничтожение частной собственности.

Người ta trách những người cộng sản chúng tôi là muốn xoá bỏ sở hữu do cá nhân mỗi người làm ra, kết quả lao động của cá nhân, sở hữu mà người ta bảo là cơ sở của mọi tự do, mọi hoạt động và mọi sự độc lập của cá nhân.

Нас, коммунистов, упрекали в том, что мы хотим уничтожить собственность, лично приобретённую, добытую своим трудом, собственность, образующую основу всякой личной свободы, деятельности и самостоятельности.

Cái sở hữu làm ra, kiếm được một cách lương thiện và do lao động của bản thân tạo ra ! Phải chăng người ta muốn nói đến cái hình thức sở hữu có trước sở hữu tư sản, tức là sở hữu của người tiểu tư sản, của người tiểu nông? Chúng tôi có cần gì phải xoá bỏ cái đó, sự phát triển của công nghiệp đã xoá bỏ và hàng ngày vẫn tiếp tục xoá bỏ cái đó rồi.

Заработанная, благоприобретённая, добытая своим трудом собственность! Говорите ли вы о мелкобуржуазной, мелкокрестьянской собственности, которая предшествовала собственности буржуазной? Нам нечего её уничтожать, развитие промышленности её уничтожило и уничтожает изо дня в день.

Hay là người ta muốn nói đến chế độ tư hữu tư sản hiện thời.

Или, быть может, вы говорите о современной буржуазной частной собственности?

Nhưng phải chăng lao động làm thuê, lao động của người vô sản, lại tạo ra sở hữu cho người vô sản? Tuyệt đối không. Nó tạo ra tư bản, tức là cái sở hữu bóc lột lao động làm thuê, cái sở hữu chỉ có thể tăng thêm với điều kiện là phải sản xuất ra lao động làm thuê mới để lại bóc lột lao động làm thuê đó.

Но разве наёмный труд, труд пролетария, создает ему собственность? Никоим образом. Он создаёт капитал, т. е. собственность, эксплуатирующую наёмный труд, собственность, которая может увеличиваться лишь при условии, что она порождает новый наёмный труд, чтобы снова его эксплуатировать.

Trong hình thái hiện tại của nó, sở hữu vận động trong sự đối lập giữa hai cực: tư bản và lao động. Chúng ta hãy xét hai cực của sự đối lập ấy.

Собственность в её современном виде движется в противоположности между капиталом и наёмным трудом. Рассмотрим же обе стороны этой противоположности.

Trở thành nhà tư bản có nghĩa là không những chỉ chiếm một địa vị thuần tuý cá nhân, mà còn chiếm một địa vị xã hội trong sản xuất. Tư bản là một sản phẩm tập thể và nó chỉ có thể vận động được là nhờ sự hoạt động chung của nhiều thành viên trong xã hội, xét đến cùng, là nhờ sự hoạt động chung của tất cả các thành viên trong xã hội.

Быть капиталистом — значит занимать в производстве не только чисто личное, но и общественное положение. Капитал — это коллективный продукт и может быть приведён в движение лишь совместной деятельностью многих членов общества, а в конечном счёте — только совместной деятельностью всех членов общества.

Vậy tư bản không phải là một lực lượng cá nhân, nó là một lực lượng xã hội.

Итак, капитал — не личная, а общественная сила.

Cho nên, nếu tư bản biến thành sở hữu tập thể thuộc tất cả mọi thành viên trong xã hội thì đó không phải là một sở hữu cá nhân chuyển thành sở hữu xã hội. Chỉ có tính chất xã hội của sở hữu là thay đổi thôi. Sở hữu mất tính chất giai cấp của nó.

Следовательно, если капитал будет превращён в коллективную, всем членам общества принадлежащую, собственность, то это не будет превращением личной собственности в общественную. Изменится лишь общественный характер собственности. Она потеряет свой классовый характер.

Bây giờ chúng ta nói đến lao động làm thuê.

Перейдём к наёмному труду.

Giá cả trung bình của lao động làm thuê là số tiền công tối thiểu, nghĩa là tổng số tư liệu sinh hoạt cần thiết cho công nhân duy trì đời sống với tính cách là công nhân. Cho nên cái mà người công nhân làm thuê chiếm hữu được bằng hoạt động của mình cũng chỉ vừa đủ để tái xuất ra đời sống mà thôi.

Средняя цена наёмного труда есть минимум заработной платы, т. е. сумма жизненных средств, необходимых для сохранения жизни рабочего как рабочего. Следовательно, того, что наёмный рабочий присваивает в результате своей деятельности, едва хватает для воспроизводства его жизни.

Chúng tôi tuyệt không muốn xoá bỏ sự chiếm hữu cá nhân ấy về những sản phẩm của lao động, cần thiết để tái xuất ra đời sống, vì sự chiếm hữu ấy không đẻ ra một khoản dư nào có thể đem lại một quyền lực chi phối lao động của người khác. Điều chúng tôi muốn, là xoá bỏ tính chất bi thảm của các phương thức chiếm hữu nó khiến cho người công nhân chỉ sống để làm tăng thêm tư bản, và chỉ sống trong chừng mực mà những lợi ích của giai cấp thống trị đòi hỏi.

Мы вовсе не намерены уничтожить это личное присвоение продуктов труда, служащих непосредственно для воспроизводства жизни, присвоение, не оставляющее никакого избытка, который мог бы создать власть над чужим трудом. Мы хотим уничтожить только жалкий характер такого присвоения, когда рабочий живёт только для того, чтобы увеличивать капитал, и живёт лишь постольку, поскольку этого требуют интересы господствующего класса.

Trong xã hội tư sản, lao động sống chỉ là một phương tiện để tăng thêm lao động tích luỹ. Trong xã hội cộng sản, lao động tích luỹ chỉ là một phương tiện để mở rộng, làm phong phú hoặc làm giảm nhẹ cho quá trình sống của những người lao động.

В буржуазном обществе живой труд есть лишь средство увеличивать накопленный труд. В коммунистическом обществе накопленный труд — это лишь средство расширять, обогащать, облегчать жизненный процесс рабочих.

Như vậy, trong xã hội tư sản, quá khứ chi phối hiện tại; còn trong xã hội cộng sản thì chính hiện tại chi phối quá khứ. Trong xã hội tư sản, tư bản có tính độc lập và cá tính, còn cá nhân người lao động lại mất tính độc lập và cá tính.

Таким образом, в буржуазном обществе прошлое господствует над настоящим, в коммунистическом обществе — настоящее над прошлым. В буржуазном обществе капитал обладает самостоятельностью и индивидуальностью, между тем как трудящийся индивидуум лишён самостоятельности и обезличен.

Và chính việc xoá bỏ những quan hệ như thế, là việc mà giai cấp tư sản cho là xoá bỏ cá tính và tự do! mà cũng có lý đấy. Vì quả thật vấn đề là phải xoá bỏ cá tính tư sản, tính độc lập tư sản và tự do tư sản.

И уничтожение этих отношений буржуазия называет упразднением личности и свободы! Она права. Действительно, речь идёт об упразднении буржуазной личности, буржуазной самостоятельности и буржуазной свободы.

Trong khuôn khổ những quan hệ sản xuất tư sản hiện tại thì tự do có nghĩa là tự do buôn bán, tự do mua và bán.

Под свободой, в рамках нынешних буржуазных производственных отношений, понимают свободу торговли, свободу купли и продажи.

Nhưng nếu buôn bán không còn thì buôn bán tự do cũng không còn nữa. Vả lại, tất cả những luận điệu về tự do buôn bán, cũng như tất cả các lời nói khoa trương khác của các nhà tư sản của chúng ta nói về tự do, nói chung chỉ có ý nghĩa, khi đem đối chiếu với việc buôn bán bị cản trở, với những người thị dân bị nô dịch ở thời trung cổ mà thôi; Những luận điệu và lời nói đó không còn ý nghĩa gì nữa, khi vấn đề đặt ra là chủ nghĩa cộng sản phải xoá bỏ buôn bán, xoá bỏ những quan hệ sản xuất tư sản và xoá bỏ ngay cả giai cấp tư sản nữa.

Но с падением торгашества падёт и свободное торгашество. Разговоры о свободном торгашестве, как и все прочие высокопарные речи наших буржуа о свободе, имеют вообще смысл лишь по отношению к несвободному торгашеству, к порабощённому горожанину Средневековья, а не по отношению к коммунистическому уничтожению торгашества, буржуазных производственных отношений и самой буржуазии.

Các ông hoảng lên, vì chúng tôi muốn xoá bỏ chế độ tư hữu. Nhưng trong xã hội hiện nay của các ông, chế độ tư hữu đã bị xoá bỏ đối với chín phần mười số thành viên của xã hội đó rồi; chính vì nó không tồn tại đối với số chín phần mười ấy, nên nó mới tồn tại được.

Вы приходите в ужас от того, что мы хотим уничтожить частную собственность. Но в вашем нынешнем обществе частная собственность уничтожена для девяти десятых его членов; она существует именно благодаря тому, что не существует для девяти десятых.

Như vậy, các ông trách chúng tôi là muốn xoá bỏ một hình thức sở hữu chỉ có thể tồn tại với điều kiện tất yếu là tuyệt đại đa số bị tước mất hết mọi sở hữu.

Вы упрекаете нас, следовательно, в том, что мы хотим уничтожить собственность, предполагающую в качестве необходимого условия отсутствие собственности у огромного большинства общества.

Nói tóm loại, ông buộc tội chúng tôi là muốn xoá bỏ sở hữu riêng của các ông. Quả thật, đó chính là điều chúng tôi muốn.

Одним словом, вы упрекаете нас в том, что мы хотим уничтожить вашу собственность. Да, мы действительно хотим это сделать.

Khi mà lao động không còn có thể biến thành tư bản, thành tiền bạc, thành địa tô, tóm lại, thành quyền lực xã hội có thể biến thành độc quyền được, nói tóm lại, khi mà sở hữu cá nhân không còn có thể biến thành sở hữu tư sản được nữa thì lúc đó, thì các ông tuyên bố rằng cá nhân bị thủ tiêu.

С того момента, когда нельзя будет более превращать труд в капитал, в деньги, в земельную ренту, короче — в общественную силу, которую можно монополизировать, т. е. с того момента, когда личная собственность не сможет более превращаться в буржуазную собственность, — с этого момента, заявляете вы, личность уничтожена.

Như vậy là các ông thú nhận rằng khi các ông nói đến cá nhân, là các ông chỉ muốn nói đến người tư sản, người tư hữu tư sản mà thôi. Mà cái cá nhân ấy thì chắc chắn cần phải thủ tiêu đi.

Вы сознаётесь, следовательно, что личностью вы не признаёте никого, кроме буржуа, т. е. буржуазного собственника. Такая личность действительно должна быть уничтожена.

Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái khả năng đang chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác.

Коммунизм ни у кого не отнимает возможности присвоения общественных продуктов, он отнимает лишь возможность посредством этого присвоения порабощать чужой труд.

Người ta còn phản đối lại rằng xoá bỏ chế độ tư hữu thì mọi hoạt động sẽ ngừng lại, thì bệnh lười biếng sẽ phổ biến sẽ ngự trị.

Выдвигали возражение, будто с уничтожением частной собственности прекратится всякая деятельность и воцарится всеобщая леность.

Nếu quả như vậy thì xã hội tư sản phải sụp đổ từ lâu rồi do tình trạng lười biếng, vì trong xã hội ấy, những người lao động thì không được hưởng, mà những kẻ được hưởng lại không lao động. Tất cả sự lo ngại chung quy chỉ là luận điệu trùng phức cho rằng không còn tư bản thì cũng không còn lao động làm thuê nữa.

В таком случае буржуазное общество должно было бы давно погибнуть от лености, ибо здесь тот, кто трудится, ничего не приобретает, а тот, кто приобретает, не трудится. Все эти опасения сводятся к тавтологии, что нет больше наёмного труда, раз не существует больше капитала.

Tất cả những lời phản đối nhằm chống lại phương thức cộng sản chủ nghĩa của sự sản xuất và chiếm hữu những sản phẩm vật chất được tung ra, cũng nhằm chống lại sự sản xuất và chiếm hữu những sản phẩm tinh thần.

Все возражения, направленные против коммунистического способа присвоения и производства материальных продуктов, распространяются также на присвоение и производство продуктов умственного труда.

Nếu đối với người tư sản, sở hữu giai cấp bị thủ tiêu có nghĩa là chính sản xuất cũng bị thủ tiêu, thì đối với họ, văn hoá giai cấp bị thủ tiêu, cũng có nghĩa là văn hoá nói chung bị mất đi.

Подобно тому как уничтожение классовой собственности представляется буржуа уничтожением самого производства, так и уничтожение классового образования для него равносильно уничтожению образования вообще.

Cái văn hoá mà người tư sản than tiếc là bị tiêu diệt đi đó, thì đối với đại đa số, chỉ là việc biến họ thành vật phụ thuộc vào máy móc mà thôi.

Образование, гибель которого он оплакивает, является для громадного большинства превращением в придаток машины.

Nếu các ông lấy những quan điểm tư sản của các ông về tự do, về văn hoá, về luật pháp,… làm tiêu chuẩn để xét việc xoá bỏ sở hữu tư sản thì chẳng cần phải tranh cãi với chúng tôi làm gì.

Но не спорьте с нами, оценивая при этом отмену буржуазной собственности с точки зрения ваших буржуазных представлений о свободе, образовании, праве и т. д.

Chính những tư tưởng của các ông là sản phẩm của những quan hệ sản xuất và sở hữu tư sản, cũng như pháp quyền của các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật pháp, cái ý chí mà nội dung là do những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định.

Ваши идеи сами являются продуктом буржуазных производственных отношений и буржуазных отношений собственности, точно так же как ваше право есть лишь возведённая в закон воля вашего класса, воля, содержание которой определяется материальными условиями жизни вашего класса.

Cái quan niệm thiên vị khiến các ông biến những quan hệ sản xuất và quan hệ sở hữu của các ông từ quan hệ lịch sử, mang tính chất nhất thời trong quá trình phát triển của sản xuất thành những quy luật vĩnh cửu của tự nhiên và lý trí, — quan niệm ấy, các ông cũng tán đồng với tất cả các giai cấp thống trị trước đây và hiện không còn nữa. Điều mà các ông nhận thức được đối với sở hữu thời cổ đại hay sở hữu phong kiến thì đối với sở hữu tư sản, các ông lại không giám nhận thức nữa.

Ваше пристрастное представление, заставляющее вас превращать свои производственные отношения и отношения собственности из отношений исторических, преходящих в процессе развития производства, в вечные законы природы и разума, вы разделяете со всеми господствовавшими прежде и погибшими классами. Когда заходит речь о буржуазной собственности, вы не смеете более понять того, что кажется вам понятным в отношении собственности античной или феодальной.

Xoá bỏ gia đình! Ngay cả những người cấp tiến cực đoan nhất cũng phẫn nộ về cái ý định xấu xa ấy của những người cộng sản.

Уничтожение семьи! Даже самые крайние радикалы возмущаются этим гнусным намерением коммунистов.

Gia đình tư sản hiện nay dựa trên cơ sở nào? Dựa trên tư bản, trên lợi nhuận cá nhân. Gia đình dưới hình thái hoàn toàn phát triển của nó, chỉ tồn tại đối với giai cấp tư sản thôi, nhưng nó lại kèm theo sự bắt buộc phải thủ tiêu mọi gia đình đối với người vô sản và kèm theo nạn mãi dâm công khai.

На чём основана современная, буржуазная семья? На капитале, на частной наживе. В совершенно развитом виде она существует только для буржуазии; но она находит своё дополнение в вынужденной бессемейности пролетариев и в публичной проституции.

Gia đình tư sản dĩ nhiên là sẽ tiêu tan cùng với cái vật bổ sung đó của nó, và cả hai cái đó đều mất đi cùng với sự tan biến của tư bản .

Буржуазная семья естественно отпадает вместе с отпадением этого её дополнения, и обе вместе исчезнут с исчезновением капитала.

Các ông trách chúng tôi muốn xoá bỏ hiện tượng cha mẹ bóc lột con cái chăng? tội ấy, chúng tôi xin nhận.

Или вы упрекаете нас в том, что мы хотим прекратить эксплуатацию детей их родителями? Мы сознаёмся в этом преступлении.

Nhưng các ông lại bảo rằng chúng tôi muốn thủ tiêu những mối quan hệ thân thiết nhất đối với con người, bằng cách đem giáo dục xã hội thay thế cho các giáo dục gia đình.

Но вы утверждаете, что, заменяя домашнее воспитание общественным, мы хотим уничтожить самые дорогие для человека отношения.

Thế nền giáo dục của các ông, chẳng phải cũng do xã hội quyết định đó sao? chẳng phải do những quan hệ xã hội trong xác ông nuôi dạy con cái các ông, do sự can thiệp trực tiếp hay gián tiếp của xã hội thông qua nhà trường,… quyết định gì?

А разве ваше воспитание не определяется обществом? Разве оно не определяется общественными отношениями, в которых вы воспитываете, не определяется прямым или косвенным вмешательством общества через школу и т. д.?

Người cộng sản không bịa đặt ra tác động xã hội đối với giáo dục, họ không chỉ thay đổi tính chất của sự giáo dục ấy và kéo giáo dục ra khỏi ảnh hưởng của giai cấp thống trị mà thôi.

Коммунисты не выдумывают влияния общества на воспитание; они лишь изменяют характер воспитания, вырывают его из-под влияния господствующего класса.

Đại công nghiệp phát triển càng phá huỷ mọi mối quan hệ gia đình trong giai cấp vô sản và càng biến trẻ em thành những món hàng mua bán, những công cụ lao động đơn thuần, thì những lời huênh hoang của giai cấp tư sản về gia đình và giáo dục, về những mối quan hệ thân thiết gắn bó con cái với cha mẹ, lại càng trở nên ghê tởm.

Буржуазные разглагольствования о семье и воспитании, о нежных отношениях между родителями и детьми внушают тем более отвращение, чем более разрушаются все семейные связи в среде пролетариата благодаря развитию крупной промышленности, чем более дети превращаются в простые предметы торговли и рабочие инструменты.

Nhưng bọn cộng sản các anh, muốn thực hành chế độ cộng thê, toàn thể giai cấp tư sản đồng thanh tru tréo lên như vậy.

Но вы, коммунисты, хотите ввести общность жён, — кричит нам хором вся буржуазия.

Đối với người tư sản, vợ hắn chẳng qua chỉ là một công cụ sản xuất. Cho nên nghe nói công cụ sản xuất phải được đem dùng chung thì tất nhiên là hắn kết luận rằng chính đàn bà rồi cũng phải chịu cái số phận chung là bị xã hội hoá.

Буржуа смотрит на свою жену как на простое орудие производства. Он слышит, что орудия производства предполагается предоставить в общее пользование, и, конечно, не может отрешиться от мысли, что и женщин постигнет та же участь.

Thậm chí hắn không ngờ rằng vấn đề ở đây, chính là kéo đàn bà ra khỏi vai trò hiện nay của họ là một công cụ sản xuất đơn thuần.

Он даже и не подозревает, что речь идёт как раз об устранении такого положения женщины, когда она является простым орудием производства.

Vả lại, không có gì lố bịch bằng ghê sợ quá đạo đức của những nhà tư sản với cái gọi là cộng thê chính thức do những người cộng sản chủ trương. Những người cộng sản không cần phải áp dụng chế độ cộng thê, chế độ ấy hầu như đã luôn luôn tồn tại.

Впрочем, нет ничего смешнее высокоморального ужаса наших буржуа по поводу мнимой официальной общности жён у коммунистов. Коммунистам нет надобности вводить общность жён, она существовала почти всегда.

Các ngài tư sản của chúng ta chưa thoả mãn là đã sẵn có vợ và con gái của vô sản để dùng, đó là chưa kể chế độ mãi dâm công khai, các ngài ấy còn lấy việc cắm sừng lẫn nhau làm một thú vui đặc biệt.

Наши буржуа, не довольствуясь тем, что в их распоряжении находятся жёны и дочери их рабочих, не говоря уже об официальной проституции, видят особое наслаждение в том, чтобы соблазнять жён друг у друга.

Hôn nhân của giai cấp tư sản thật ra là chế độ cộng thê. Có chăng người ta chỉ có thể buộc tội những người cộng sản là họ tuồng như muốn đem một chế độ cộng thê công khai và chính thức thay cho chế độ cộng thê được che đậy một cách giả nhân giả nghĩa mà thôi.

Буржуазный брак является в действительности общностью жён. Коммунистам можно было бы сделать упрёк разве лишь в том, будто они хотят ввести вместо лицемерно-прикрытой общности жён официальную, открытую.

Nhưng với sự xoá bỏ những quan hệ sản xuất hiện tại thì dĩ nhiên là chế độ cộng thê do những quan hệ sản xuất ấy đẻ ra, tức là chế độ mãi dâm chính thức và không chính thức, cũng sẽ biến mất.

Но ведь само собой разумеется, что с уничтожением нынешних производственных отношений исчезнет и вытекающая из них общность жён, т. е. официальная и неофициальная проституция.

Ngoài ra, người ta còn buộc tội những người cộng sản là muốn xoả bỏ tổ quốc, xoá bỏ dân tộc.

Далее, коммунистов упрекают, будто они хотят отменить отечество, национальность.

Công nhân không có tổ quốc. Người ta không thể cướp của họ cái mà họ không có. Vì giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình giành dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu.

Рабочие не имеют отечества. У них нельзя отнять то, чего у них нет. Так как пролетариат должен прежде всего завоевать политическое господство, подняться до положения национального класса, конституироваться как нация, он сам пока ещё национален, хотя совсем не в том смысле, как понимает это буржуазия.

Với sự phát triển của giai cấp tư sản, tự do buôn bán, thị trường thế giới sự đồng đều của sản xuất công nghiệp và những điều kiện sinh hoạt thích ứng với nền sản xuất ấy thì những sự cách biệt dân tộc và những sự đối lập giữa nhân dân các nước cũng ngày càng mất đi.

Национальная обособленность и противоположности народов всё более и более исчезают уже с развитием буржуазии, со свободой торговли, всемирным рынком, с единообразием промышленного производства и соответствующих ему условий жизни.

Sự thống trị của giai cấp vô sản sẽ càng làm cho những sự cách biệt và những sự đối lập mất đi nhanh hơn. Hành động chung của giai cấp vô sản, ít ra là ở những nước văn minh, là một trong những điều kiện đầu tiên cho sự giải phóng của họ.

Господство пролетариата ещё более ускорит их исчезновение. Соединение усилий, по крайней мере цивилизованных стран, есть одно из первых условий освобождения пролетариата.

Hãy xoá bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ.

В той же мере, в какой будет уничтожена эксплуатация одного индивидуума другим, уничтожена будет и эксплуатация одной нации другой.

Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo.

Вместе с антагонизмом классов внутри наций падут и враждебные отношения наций между собой.

Còn những lời buộc tội chủ nghĩa cộng sản, xuất phát từ những quan điểm tôn giáo, triết học và nói chung là xuất phát từ những quan điểm tư tưởng thì không đáng phải xét kỹ.

Обвинения против коммунизма, выдвигаемые с религиозных, философских и вообще идеологических точек зрения, не заслуживают подробного рассмотрения.

Liệu có cần phải sáng suốt lắm thì mới hiểu những tư tưởng, những qua điểm và những khái niệm của con người, tóm lại là ý thức của con người, đều thay đổi cùng với mọi sự thay đổi xảy ra trong điều kiện sinh hoạt, trong quan hệ xã hội, trong đời sống xã hội của con người không?

Нужно ли особое глубокомыслие, чтобы понять, что вместе с условиями жизни людей, с их общественными отношениями, с их общественным бытием изменяются также и их представления, взгляды и понятия, — одним словом, их сознание?

Lịch sử tư tưởng chứng minh cái gì, nếu không phải là chứng minh rằng sản xuất tinh thần cũng biến đổi theo sản xuất vật chất? Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị.

Что же доказывает история идей, как не то, что духовное производство преобразуется вместе с материальным? Господствующими идеями любого времени были всегда лишь идеи господствующего класса.

Khi người ta nói đến những tư tưởng đang cách mạng hoá cả một xã hội thì như thế là người ta chỉ nêu ra sự thật này là trong lòng xã hội cũ, những yếu tố của một xã hội mới đã hình thành là sự tan rã của những tư tưởng cũng đi đôi với sự tan rã của những điều kiện sinh hoạt cũ.

Говорят об идеях, революционизирующих всё общество; этим выражают лишь тот факт, что внутри старого общества образовались элементы нового, что рука об руку с разложением старых условий жизни идёт и разложение старых идей.

Khi thế giới cổ đại đang suy tàn thì những tôn giáo cũ bị đạo Cơ Đốc đánh bại. Vào thế kỷ XVIII, khi tư tưởng của đạo Cơ Đốc nhường chỗ cho những tư tưởng tiến bộ thì xã hội phong kiến đang giao chiến trận cuối cùng với giai cấp tư sản, lúc bấy giờ là giai cấp cách mạng. Những tư tưởng về tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo chẳng qua chỉ nói lên thời kỳ thống trị của cạnh trạnh trong tự do lĩnh vực tri thức mà thôi.

Когда Древний мир клонился к гибели, древние религии были побеждены христианской религией. Когда христианские идеи в XVIII веке гибли под ударом просветительных идей, феодальное общество вело свой смертный бой с революционной в то время буржуазией. Идеи свободы совести и религии выражали в области знания лишь господство свободной конкуренции.

Có người sẽ nói: “Cố nhiên là những quan niệm tôn giáo, đạo đức, triết học, chính trị, pháp quyền,… đã biến đổi trong tiến trình phát triển lịch sử. Nhưng tôn giáo, đạo đức, triết học, chính trị, pháp quyền, vẫn luôn luôn được bảo tồn qua những biến đổi không ngừng ấy.

«Но, — скажут нам, — религиозные, моральные, философские, политические, правовые идеи и т. д., конечно, изменялись в ходе исторического развития. Религия же, нравственность, философия, политика, право всегда сохранялись в этом беспрерывном изменении.

Vả lại, còn có những chân lý vĩnh cửu như tự do, công lý,… là những cái chung cho tất cả mọi chế độ xã hội. Thế mà chủ nghĩa cộng sản lại xoá bỏ những chân lý vĩnh cửu, xoá bỏ tôn giáo và đạo đức chứ không đổi mới hình thức của tôn giáo và đạo đức; làm như thế là nó mâu thuẫn với toàn bộ tiến trình phát triển lịch sử trước kia”.

К тому же существуют вечные истины, как свобода, справедливость и т. д., общие всем стадиям общественного развития. Коммунизм же отменяет вечные истины, он отменяет религию, нравственность, вместо того чтобы обновить их; следовательно, он противоречит всему предшествовавшему ходу исторического развития».

Lời buộc tội ấy rút cục lại là gì? Lịch sử của toàn bộ các xã hội, từ trước đến nay, đều diễn ra trong những đối kháng giai cấp, những đối kháng mang hình thức khác nhau tuỳ từng thời đại.

К чему сводится это обвинение? История всех доныне существовавших обществ двигалась в классовых противоположностях, которые в разные эпохи складывались различно.

Nhưng dù những đối kháng ấy mang hình thức nào đi nữa thì hiện tượng một bộ phận này của xã hội bóc lột một bộ phận khác cũng vẫn là hiện tượng chung cho tất cả các thế kỷ trước kia.

Но какие бы формы они ни принимали, эксплуатация одной части общества другою является фактом, общим всем минувшим столетиям.

Vậy không có gì ngạc nhiên khi thấy rằng ý thức xã hội của mọi thế kỷ, mặc dù có muôn màu muôn vẻ và hết sức khác nhau, vẫn vận động trong một hình thức nào đó, trong những hình thức ý thức chỉ hoàn toàn tiêu tan khi hoàn toàn không còn có đối kháng giữa giai cấp nữa.

Неудивительно поэтому, что общественное сознание всех веков, несмотря на всё разнообразие и все различия, движется в определённых общих формах, в формах сознания, которые вполне исчезнут лишь с окончательным исчезновением противоположности классов.

Cách mạng cộng sản chủ nghĩa là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với những quan hệ sở hữu kế thừa của quá khứ; không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng trong tiến trình phát triển của nó, nó đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với những tư tưởng kế thừa của quá khứ.

Коммунистическая революция есть самый решительный разрыв с унаследованными от прошлого отношениями собственности; неудивительно, что в ходе своего развития она самым решительным образом порывает с идеями, унаследованными от прошлого.

Nhưng hãy gác lại những lời giai cấp tư sản phản đối chủ nghĩa cộng sản.

Оставим, однако, возражения буржуазии против коммунизма.

Như chúng ta đã thấy trên kia, bước thứ nhất trong cuộc cách mạng công nhân là giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị, là giành lấy dân chủ.

Мы видели уже выше, что первым шагом в рабочей революции является превращение пролетариата в господствующий класс, завоевание демократии.

Giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước, tức là trong tay giai cấp vô sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị, và để tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất.

Пролетариат использует своё политическое господство для того, чтобы вырвать у буржуазии шаг за шагом весь капитал, централизовать все орудия производства в руках государства, т. е. пролетариата, организованного как господствующий класс, и возможно более быстро увеличить сумму производительных сил.

Cố nhiên, điều đó lúc đầu chỉ có thể thực hiện bằng cách xâm phạm một cách chuyên chế vào sở hữu và những quan hệ sản xuất tư sản, nghĩa là bằng những biện pháp, mà về mặt kinh tế thì hình như không được đầy đủ và không có hiệu lực, nhưng trong tiến trình vận động, những biện pháp ấy sẽ vượt quá bản thân chúng và là thủ đoạn không thể thiếu để đảo lộn toàn bộ phương thức sản xuất.

Это может, конечно, произойти сначала лишь при помощи деспотического вмешательства в право собственности и в буржуазные производственные отношения, т. е. при помощи мероприятий, которые экономически кажутся недостаточными и несостоятельными, но которые в ходе движения перерастают самих себя и неизбежны как средство для переворота во всём способе производства.

Trong những nước khác nhau, những biện pháp ấy dĩ nhiên sẽ khác nhau rất nhiều.

Эти мероприятия будут, конечно, различны в различных странах.

Nhưng đối với những nước tiên tiến nhất thì những biện pháp sau đây sẽ có thể áp dụng khá phổ biến:

Однако в наиболее передовых странах могут быть почти повсеместно применены следующие меры:

1. Tước đoạt sở hữu ruộng đất và trao nộp tô vào quỹ chi tiêu của nhà nước.

1. Экспроприация земельной собственности и обращение земельной ренты на покрытие государственных расходов.

2. áp dụng thuế luỹ tiến cao.

2. Высокий прогрессивный налог.

3. Xoá bỏ quyền thừa kế

3. Отмена права наследования.

4. Tịch thu tài sản của tất cả những kẻ lưu vong và của tất cả những kẻ phiến loạn

4. Конфискация имущества всех эмигрантов и мятежников.

5. Tập trung tín dụng vào tay nhà nước thông qua một ngân hàng quốc gia với tư bản của nhà nước và ngân hàng này sẽ nắm độc quyền hoàn toàn.

5. Централизация кредита в руках государства посредством национального банка с государственным капиталом и с исключительной монополией.

6. Tập trung tất cả các phương tiện vận tải vào trong tay nhà nước.

6. Централизация всего транспорта в руках государства.

7. Tăng thêm số công xưởng nhà nước và công cụ sản xuất; khai khẩn đất đai để cấy cầy và cải tạo ruộng đất trong một kế hoạch chung.

7. Увеличение числа государственных фабрик, орудий производства, расчистка под пашню и улучшение земель по общему плану.

8. Thực hành nghĩa vụ lao động đối với tất cả mọi người, tổ chức các đạo quân công nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp.

8. Одинаковая обязательность труда для всех, учреждение промышленных армий, в особенности для земледелия.

9. Kết hợp nông nghiệp, thi hành những biện pháp nhằm làm mất dần sự khác biệt thành thị và nông thôn.

9. Соединение земледелия с промышленностью, содействие постепенному устранению различия между городом и деревней.

10. Giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cả các trẻ em. Xoá bỏ việc sử dụng trẻ em làm trong các khu công xưởng như hiện nay. Kết hợp giáo dục với sản xuất vật chất,…

10. Общественное и бесплатное воспитание всех детей. Устранение фабричного труда детей в современной его форме. Соединение воспитания с материальным производством и т. д.

Khi những đối kháng giai cấp đã mất đi trong tiến trình của sự phát triển và toàn bộ sản xuất đã tập trung trong tay những cá nhân đã liên hợp lại với nhau thì quyền lực công cộng cũng mất tính chất chính trị của nó.

Когда в ходе развития исчезнут классовые различия и всё производство сосредоточится в руках ассоциации индивидов, тогда публичная власть потеряет свой политический характер.

Quyền lực chính trị, theo đúng nghĩa của nó, là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác.

Политическая власть в собственном смысле слова — это организованное насилие одного класса для подавления другого.

Nếu giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, nhất định phải tự tổ chức thành giai cấp, nếu giai cấp vô sản thông qua con đường cách mạng mà trở thành giai cấp thống trị và với tư cách là giai cấp thống trị, nó dùng bạo lực tiêu diệt những quan hệ sản xuất cũ, thì đồng thời với việc tiêu diệt những quan hệ sản xuất ấy, nó cũng tiêu diệt luôn cả những điều kiện tồn tại của sự đối kháng giai cấp, nó tiêu diệt những giai cấp nói chung và cũng do đấy, tiêu diệt cả sự thống trị của chính nó với tư cách là một giai cấp.

Если пролетариат в борьбе против буржуазии непременно объединяется в класс, если путём революции он превращает себя в господствующий класс и в качестве господствующего класса силой упраздняет старые производственные отношения, то вместе с этими производственными отношениями он уничтожает условия существования классовой противоположности, уничтожает классы вообще, а тем самым и своё собственное господство как класса.

Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.

На место старого буржуазного общества с его классами и классовыми противоположностями приходит ассоциация, в которой свободное развитие каждого является условием свободного развития всех.