Wietnamsko-angielska dwujęzyczna książka
Phần III. Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa
III. Socialist and Communist Literature
I. Chủ nghĩa xã hội phản động
1. Reactionary Socialism
a) Chủ nghĩa xã hội phong kiến
a) Feudal Socialism
Do địa vị lịch sử của họ, quý tộc Pháp và Anh đã có sứ mệnh viết những bài văn châm biếm đả kích xã hội tư sản hiện đại.
Owing to their historical position, it became the vocation of the aristocracies of France and England to write pamphlets against modern bourgeois society.
Trong cuộc Cách mạng Pháp hồi tháng 7 năm 1830, trong phong trào cải cách ở Anh, các giai cấp quý tộc ấy, một lần nữa, lại ngã gục dưới những đòn đả kích của những kẻ bạo phát đáng ghét.
In the French Revolution of July 1830, and in the English reform agitation , these aristocracies again succumbed to the hateful upstart. Thenceforth, a serious political struggle was altogether out of the question.
Đối với quý tộc thì không thể còn có vấn đề đấu tranh chính trị thật sự được nữa, họ chỉ có cách đấu tranh bằng văn học mà thôi. Nhưng ngay cả trong lĩnh vực văn học cũng không thể dùng cái luận điệu cũ rích của thời kỳ phục tích được nữa. Muốn gây được thiện cảm, quý tộc làm ra vẻ không nghĩ đến lợi ích riêng của mình và lập bản cáo trạng lên án giai cấp tư sản, chỉ là vì lợi ích của giai cấp công nhân bị bóc lột mà thôi.
A literary battle alone remained possible. But even in the domain of literature the old cries of the restoration period had become impossible. In order to arouse sympathy, the aristocracy was obliged to lose sight, apparently, of its own interests, and to formulate their indictment against the bourgeoisie in the interest of the exploited working class alone.
Làm như thế, họ tự giành cho họ cái điều vui thú làm vè chế diễu người chủ mới của họ và ri rỉ bên tai người này những lời tiên tri không tốt lành này khác.
Thus, the aristocracy took their revenge by singing lampoons on their new masters and whispering in his ears sinister prophesies of coming catastrophe.
Chủ nghĩa xã hội phong kiến đã ra đời như thế đó là một mớ hỗn hợp những lời ai oán với những lời mỉa mai dư âm của dĩ vãng và tiếng đe doạ cuả tương lai. Tuy đôi khi lời công kích chua chát sâu cay hóm hỉnh của nó đập đúng vào tim gan của giai cấp tư sản, nhưng việc nó hoàn toàn bất lực không thể hiểu được tiến trình của lịch sử hiện đại, luôn luôn làm cho người ta cảm thấy buồn cười.
In this way arose feudal Socialism: half lamentation, half lampoon; half an echo of the past, half menace of the future; at times, by its bitter, witty and incisive criticism, striking the bourgeoisie to the very heart’s core; but always ludicrous in its effect, through total incapacity to comprehend the march of modern history.
Các ngài quý tộc đã giương cái bị ăn mày của kẻ vô sản lên làm cờ để lôi kéo nhân dân theo họ, nhưng nhân dân vừa chạy lại thì trông thấy ngay những phù hiệu phong kiến cũ đeo sau lưng họ, thế là nhân dân liền tản đi và phá lên cười một cách khinh bỉ.
The aristocracy, in order to rally the people to them, waved the proletarian alms-bag in front for a banner. But the people, so often as it joined them, saw on their hindquarters the old feudal coats of arms, and deserted with loud and irreverent laughter.
Một bộ phận của phái chính thống Pháp và phái “Nước Anh trẻ” đã diễn tấn hài kịch ấy.
One section of the French Legitimists and “Young England” exhibited this spectacle.
Khi những người bênh vực chế độ phong kiến chứng minh rằng phương thức bóc lột phong kiến không giống phương thức bóc lột của giai cấp tư sản thì họ chỉ quên có một điều là chế độ phong kiến bóc lột trong hoàn cảnh và những điều kiện khác hẳn và hiện đã lỗi thời.
In pointing out that their mode of exploitation was different to that of the bourgeoisie, the feudalists forget that they exploited under circumstances and conditions that were quite different and that are now antiquated.
Khi họ vạch ra rằng dưới chế độ phong kiến, không có giai cấp vô sản hiện đại thì họ chỉ quên có một điều là giai cấp tư sản chính là một sản phẩm tất nhiên của chế độ xã hội của họ.
In showing that, under their rule, the modern proletariat never existed, they forget that the modern bourgeoisie is the necessary offspring of their own form of society.
Vả lại, họ rất ít che đậy tính chất phản động của những lời chỉ chích của họ, cho nên lời lẽ chủ yếu mà họ dùng để buộc tội giai cấp tư sản thì chính là cho rằng dưới sự thống trị của nó, giai cấp tư sản đảm bảo sự phát triển cho một giai cấp sẽ làm nổ tung toàn bộ trật tự xã hội cũ.
For the rest, so little do they conceal the reactionary character of their criticism that their chief accusation against the bourgeois amounts to this, that under the bourgeois régime a class is being developed which is destined to cut up root and branch the old order of society.
Họ buộc tội giai cấp tư sản đã hy sinh ra một giai cấp vô sản cách mạng, nhiều hơn là buộc tội giai cấp đó đã sinh ra giai cấp vô sản nói chung.
What they upbraid the bourgeoisie with is not so much that it creates a proletariat as that it creates a revolutionary proletariat.
Cho nên, trong hoạt động chính trị, họ tích cực tham gia vào tất cả những biện pháp bạo lực chống giai cấp công nhân. Và trong đời sống hàng ngày của họ, mặc dù những lời hoa mỹ trống rỗng của họ, họ vẫn không bỏ qua cơ hội để lượm lấy những quả táo bằng vàng và đem lòng trung thành, tình yêu và danh dự mà đổi lấy việc buôn bán len, củ cải đường, và rượu mạnh.
In political practice, therefore, they join in all coercive measures against the working class; and in ordinary life, despite their high-falutin phrases, they stoop to pick up the golden apples dropped from the tree of industry, and to barter truth, love, and honour, for traffic in wool, beetroot-sugar, and potato spirits.
Cũng hệt như thầy tu và chúa phong kiến luôn luôn tay nắm tay cùng đi với nhau, chủ nghĩa xã hội thầy tu cũng đi sát cánh với chủ nghĩa xã hội phong kiến.
As the parson has ever gone hand in hand with the landlord, so has Clerical Socialism with Feudal Socialism.
Không có gì dễ hơn là phủ lên chủ nghĩa khổ hạnh của đạo Cơ Đốc một lớp sơn chủ nghĩa xã hội, đạo Cơ Đốc chẳng phải đã cực lực phản đối chế độ tư hữu, hôn nhân và nhà nước đó sao?
Nothing is easier than to give Christian asceticism a Socialist tinge. Has not Christianity declaimed against private property, against marriage, against the State?
Và thay tất cả những cái đó, đạo Cơ Đốc chẳng phải đã tuyên truyền việc làm phúc và sự khổ hạnh, cuộc sống độc thân và chủ nghĩa cấm dục, cuộc sống tu hành và nhà thờ đó sao?
Has it not preached in the place of these, charity and poverty, celibacy and mortification of the flesh, monastic life and Mother Church?
Chủ nghĩa xã hội Cơ Đốc chẳng qua chỉ là thứ nước thánh mà thầy tu dùng để xức cho nỗi hờn giận của quý tộc mà thôi.
Christian Socialism is but the holy water with which the priest consecrates the heart-burnings of the aristocrat.
b) Chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản.
b) Petty-Bourgeois Socialism
Giai cấp quý tộc phong kiến không phải là giai cấp duy nhất đã bị giai cấp tư sản làm phá sản; nó không phải là giai cấp duy nhất có những điều kiện sinh hoạt đang tàn lụi và tiêu vong trong xã hội tư sản hiện đại.
The feudal aristocracy was not the only class that was ruined by the bourgeoisie, not the only class whose conditions of existence pined and perished in the atmosphere of modern bourgeois society.
Những người thị dân và tiểu nông thời trung cổ là những tiền bối của giai cấp tư sản hiện đại. Trong những nước mà công nghiệp và thương nghiệp phát triển kém hơn, giai cấp đó tiếp tục sống lay lắt bên cạnh giai cấp tư sản thịnh vượng.
The medieval burgesses and the small peasant proprietors were the precursors of the modern bourgeoisie. In those countries which are but little developed, industrially and commercially, these two classes still vegetate side by side with the rising bourgeoisie.
Trong những nước mà nền văn minh hiện đại đương phát triển thì đã hình thành một giai cấp tiểu tư sản mới, ngả nghiêng giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản; là bộ phận bổ sung của xã hội tư sản, nó cứ luôn luôn được hình thành trở lại; nhưng vì sự cạnh tranh, những cá nhân hợp thành giai cấp ấy cứ luôn luôn bị đẩy xuống hàng ngũ của giai cấp vô sản và hơn nữa là sự phát triển tiến lên của đại công nghiệp, họ thấy rằng đã gần như đến lúc họ sẽ hoàn toàn biến mất với tính cách và bộ phận độc lập của xã hội hiện đại, và trong thương nghiệp, trong công nghiệp và trong nông nghiệp, họ sẽ nhường chỗ cho những đốc công và nhân viên làm thuê.
In countries where modern civilisation has become fully developed, a new class of petty bourgeois has been formed, fluctuating between proletariat and bourgeoisie, and ever renewing itself as a supplementary part of bourgeois society. The individual members of this class, however, are being constantly hurled down into the proletariat by the action of competition, and, as modern industry develops, they even see the moment approaching when they will completely disappear as an independent section of modern society, to be replaced in manufactures, agriculture and commerce, by overlookers, bailiffs and shopmen.
Trong những nước như nước Pháp, ở đó nông dân chiếm quá nửa dân số thì tự nhiên đã xuất hiện những nhà văn đứng về giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, nhưng đã dùng cái thước đo tiểu tư sản và tiểu nông trong việc phê phán chế độ tư sản, và đã xuất phát từ những quan điểm tiểu tư sản mà bênh vực sự nghiệp của công nhân.
In countries like France, where the peasants constitute far more than half of the population, it was natural that writers who sided with the proletariat against the bourgeoisie should use, in their criticism of the bourgeois régime, the standard of the peasant and petty bourgeois, and from the standpoint of these intermediate classes, should take up the cudgels for the working class.
Chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản đã được hình thành như thế đó. Xi-xmôn-đi là lãnh tụ của thứ văn học đó, không những ở Pháp mà cả ở Anh nữa.
Thus arose petty-bourgeois Socialism. Sismondi was the head of this school, not only in France but also in England.
Chủ nghĩa xã hội ấy phân tích rất sâu sắc những mâu thuẫn gắn liền với những quan hệ sản xuất hiện đại. Nó vạch trần những lời ca tụng giả dối của những nhà kinh tế học.
This school of Socialism dissected with great acuteness the contradictions in the conditions of modern production. It laid bare the hypocritical apologies of economists.
Nó chứng minh một cách không thể bác bỏ được những tác dụng phá hoại của nền sản xuất máy móc và của sự phân công lao động, sự tập trung tư bản và ruộng đất, sự sản xuất thừa, các cuộc khủng hoảng, sự sa sút không tránh được của những người tiểu tư sản và nông dân, sự cùng khổ của giai cấp vô sản, tình trạng vô chính phủ trong sản xuất, tình trạng bất công khá rõ rệt trong sự phân phối của cải, chiến tranh công nghiệp có tính chất huỷ diệt giữa các dân tộc, sự tan rã của đạo đức cũ, của những quan hệ gia đình cũ, của những tính chất dân tộc cũ.
It proved, incontrovertibly, the disastrous effects of machinery and division of labour; the concentration of capital and land in a few hands; overproduction and crises; it pointed out the inevitable ruin of the petty bourgeois and peasant, the misery of the proletariat, the anarchy in production, the crying inequalities in the distribution of wealth, the industrial war of extermination between nations, the dissolution of old moral bonds, of the old family relations, of the old nationalities.
Nhưng xét về nội dung chân thực của nó, thì hoặc là chủ nghĩa xã hội này muốn khôi phục lại những tư liệu sản xuất và phương tiện trao đổi cũ, và cùng với những cái đó, cũng khôi phục lại cả những quan hệ sở hữu cũ và toàn xã hội cũ, hoặc là nó muốn biết những tư liệu sản xuất và những phương tiện trao đổi hiện đại phải khuôn theo cái khuôn khổ chật hẹp của những quan hệ sở hữu cũ, của những quan hệ đã bị và tất phải bị những công cụ ấy đập tan.
In its positive aims, however, this form of Socialism aspires either to restoring the old means of production and of exchange, and with them the old property relations, and the old society, or to cramping the modern means of production and of exchange within the framework of the old property relations that have been, and were bound to be, exploded by those means.
Trong cả hai trường hợp, chủ nghĩa xã hội này vừa là phản động vừa là không tưởng.
In either case, it is both reactionary and Utopian.
Chế độ phường hội trong công nghiệp, chế độ gia trưởng trong nông nghiệp đó là cái đích tột cùng của nó.
Its last words are: corporate guilds for manufacture; patriarchal relations in agriculture.
Trong sự phát triển về sau của nó, trào lưu này đã biến thành những lời oán thán hèn nhát.
Ultimately, when stubborn historical facts had dispersed all intoxicating effects of self-deception, this form of Socialism ended in a miserable fit of the blues.
c) Chủ nghĩa xã hội đức hay chủ nghĩa xã hội “chân chính”
c) German or “True” Socialism
Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa của nước Pháp, sinh ra dưới áp lực của một giai cấp tư sản thống trị, biểu hiện văn học của sự phản kháng chống lại nền thống trị ấy, thì được đưa vào nước Đức giữa lúc giai cấp tư sản bắt đầu đấu tranh chống chế độ chuyên chế phong kiến.
The Socialist and Communist literature of France, a literature that originated under the pressure of a bourgeoisie in power, and that was the expressions of the struggle against this power, was introduced into Germany at a time when the bourgeoisie, in that country, had just begun its contest with feudal absolutism.
Các nhà triết học, các nhà triết học nửa mùa và những kẻ tài hoa ở Đức hăm hở đổ xô vào thứ văn học ấy, những có điều họ quên rằng văn học Pháp được nhập khẩu vào Đức, song những điều kiện sinh hoạt của nước Pháp lại không đồng thời được đưa vào Đức.
German philosophers, would-be philosophers, and beaux esprits (men of letters), eagerly seized on this literature, only forgetting, that when these writings immigrated from France into Germany, French social conditions had not immigrated along with them.
Đối với những điều kiện sinh hoạt ở Đức, văn học Pháp ấy, đã mất hết ý nghĩa thực tiễn trực tiếp và chỉ còn mang một tính chất thuần tuý văn chương mà thôi. Nó ắt phải có tính chất của một sự tự biện vô vị về sự hiện diện bản tính của con người.
In contact with German social conditions, this French literature lost all its immediate practical significance and assumed a purely literary aspect. Thus, to the German philosophers of the Eighteenth Century.
Chẳng hạn, đối với những nhà triết học Đức hồi thế kỷ XVIII, những yêu sách của cách mạng Pháp lần thứ nhất chỉ là những yêu sách của những “lý tính thực tiễn” nói chung; và theo con mắt của họ, những biểu hiện của ý chí của những người tư sản cách mạng Pháp chỉ biểu hiện những quy luật của ý chí thuần tuý, của ý chí đúng như nó phải tồn tại, của ý chí thật sự con người.
The demands of the first French Revolution were nothing more than the demands of “Practical Reason” in general, and the utterance of the will of the revolutionary French bourgeoisie signified, in their eyes, the laws of pure Will, of Will as it was bound to be, of true human Will generally.
Công việc độc nhất của các nhà văn Đức là điều hoà những tư tưởng mới của Pháp với ý thức triết học của mình, hay nói cho đúng hơn, là lĩnh hội những tư tưởng của Pháp bằng cách xuất phát từ quan điểm triết học của mình.
The work of the German literati consisted solely in bringing the new French ideas into harmony with their ancient philosophical conscience, or rather, in annexing the French ideas without deserting their own philosophic point of view.
Họ đã lĩnh hội những tư tưởng ấy như người ta lĩnh hội một thứ tiếng ngoại quốc thông qua phiên dịch.
This annexation took place in the same way in which a foreign language is appropriated, namely, by translation.
Ai cũng biết bọn thầy tu đã đem những chuyện hoang đường vô lý về các thánh Thiên chúa giáo ghi đầy những bản thảo các tác phẩm cổ điển thời cổ dị giáo như thế nào.
It is well known how the monks wrote silly lives of Catholic Saints over the manuscripts on which the classical works of ancient heathendom had been written.
Đối với văn học Pháp không có tính chất tôn giáo thì các nhà văn học Đức đã làm ngược lại. Họ luồn những điều vô lý về triết học của họ vào trong nguyên bản Pháp.
The German literati reversed this process with the profane French literature. They wrote their philosophical nonsense beneath the French original.
Thí dụ, trong đoạn phê phán của Pháp đối với quan hệ tiền bạc thì họ lồng vào đó những chữ: “sự tha hoá của nhân tính”; trong đoạn phê phán của Pháp đối với nhà nước tư sản thì họ lại lồng vào đó dòng chữ: “việc xoá bỏ sự thống trị của tính Phổ biến — Trừu tượng”, v.v…
For instance, beneath the French criticism of the economic functions of money, they wrote “Alienation of Humanity”, and beneath the French criticism of the bourgeois state they wrote “Dethronement of the Category of the General”, and so forth.
Việc thay thế triết học của Pháp bằng những lời lẽ triết học rỗng tuyếch ấy, họ gọi là “triết học của hành động”; là “chủ nghĩa xã hội chân chính”, là “khoa học Đức về chủ nghĩa xã hội”, v.v…
The introduction of these philosophical phrases at the back of the French historical criticisms, they dubbed “Philosophy of Action”, “True Socialism”, “German Science of Socialism”, “Philosophical Foundation of Socialism”, and so on.
Như thế là văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa Pháp đã bị hoàn toàn cắt xén. Và vì trong tay người Đức, văn học ấy không còn là biểu hiện của cuộc đấu tranh của một giai cấp này chống một giai cấp khác nữa, cho nên họ lấy làm đắc ý là đã vượt lên trên “tính phiến diện của Pháp”; là đã bảo vệ không phải những nhu cầu thật sự, mà là nhu cầu về chân lý; không phải những lợi ích của người vô sản, mà là những lợi ích của bản tính con người, của con người nói chung, của con người không thuộc giai cấp nào, cũng không thuộc một thực tại nào, của con người chỉ tồn tại trong một bầu trời mây mù của ảo tưởng triết học mà thôi.
The French Socialist and Communist literature was thus completely emasculated. And, since it ceased in the hands of the German to express the struggle of one class with the other, he felt conscious of having overcome “French one-sidedness” and of representing, not true requirements, but the requirements of Truth; not the interests of the proletariat, but the interests of Human Nature, of Man in general, who belongs to no class, has no reality, who exists only in the misty realm of philosophical fantasy.
Chủ nghĩa xã hội Đức ấy coi trọng những trò luyện tập vụng về của học sinh của mình một cách hết sức trịnh trọng, và phô trương những trò ấy một cách om sòm kiểu bán thuốc rong, nhưng rồi cũng mất dần tính ngây thơ thông thái rởm của mình.
This German socialism, which took its schoolboy task so seriously and solemnly, and extolled its poor stock-in-trade in such a mountebank fashion, meanwhile gradually lost its pedantic innocence.
Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản Đức và nhất là của giai cấp tư sản Phổ chống phong kiến và chế độ quân chủ chuyên chế, tóm lại là phong trào của phái tự do, ngày càng trở nên nghiêm túc hơn.
The fight of the Germans, and especially of the Prussian bourgeoisie, against feudal aristocracy and absolute monarchy, in other words, the liberal movement, became more earnest.
Thành thử chủ nghĩa xã hội “chân chính” đã được cơ hội mà nó mong mỏi từ lâu, để đem những yêu sách xã hội chủ nghĩa ra đối lập với phong trào chính trị. Nó đã có thể tung ra những lời nguyền rủa cổ truyền chống lại chủ nghĩa tự do, chế độ đại nghị, sự cạnh tranh tư sản, tự do báo chí tư sản, pháp quyền tư sản, tự do và bình đẳng tư sản; nó đã có thể tuyên truyền cho quần chúng rằng trong phong trào tư sản ấy, quần chúng không được gì cả, trái lại còn mất tất cả.
By this, the long-wished for opportunity was offered to “True” Socialism of confronting the political movement with the Socialist demands, of hurling the traditional anathemas against liberalism, against representative government, against bourgeois competition, bourgeois freedom of the press, bourgeois legislation, bourgeois liberty and equality, and of preaching to the masses that they had nothing to gain, and everything to lose, by this bourgeois movement.
Chủ nghĩa xã hội Đức đã quên rất đúng lúc rằng sự phê phán của Pháp, mà chủ nghĩa xã hội Đức là một tiếng vọng nhạt nhẽo, giả định là phải có xã hội tư sản hiện đại cùng với những điều kiện sinh hoạt vật chất tương ứng với xã hội đó và một cơ cấu chính trị thích hợp — tức là tất cả những tiền đề mà nước Đức chính là vẫn đang phải giành lấy.
German Socialism forgot, in the nick of time, that the French criticism, whose silly echo it was, presupposed the existence of modern bourgeois society, with its corresponding economic conditions of existence, and the political constitution adapted thereto, the very things those attainment was the object of the pending struggle in Germany.
Đối với nghững chính phủ chuyên chế ở Đức, cùng đám tuỳ tùng của chúng là những thầy tu, thầy giáo, bọn gioong-ke hủ lậu và quan lại thì chủ nghĩa xã hội này đã trở thành một thứ ngoáo ộp hằng ao ước để chống lại giai cấp tư sản đang là một mối lo đối với chúng.
To the absolute governments, with their following of parsons, professors, country squires, and officials, it served as a welcome scarecrow against the threatening bourgeoisie.
Chủ nghĩa xã hội ấy đã đem cái lối giả nhân giả nghĩa đường mật của nó bổ xung cho roi vọt và súng đạn mà những chính phủ ấy đã dùng để chấn áp những cuộc khởi nghĩa của công nhân Đức.
It was a sweet finish, after the bitter pills of flogging and bullets, with which these same governments, just at that time, dosed the German working-class risings.
Nếu chủ nghĩa xã hội “chân chính” do đó đã trở thành vũ khí trong tay các chính phủ để chống lại giai cấp tư sản Đức thì ngoài ra, nó lại còn trực tiếp đại biểu cho một lợi ích phản động, lợi ích của giai cấp tiểu tư sản Đức.
While this “True” Socialism thus served the government as a weapon for fighting the German bourgeoisie, it, at the same time, directly represented a reactionary interest, the interest of German Philistines.
Giai cấp những người tiểu tư sản, do thế kỷ XVI truyền lại và từ bấy tới nay, luôn luôn tái sinh dưới nhiều hình thức khác nhau, là cơ sở xã hội thật sự của chế độ đã thiết lập ở Đức.
In Germany, the petty-bourgeois class, a relic of the sixteenth century, and since then constantly cropping up again under the various forms, is the real social basis of the existing state of things.
Duy trì giai cấp ấy, là duy trì ở Đức chế độ hiện hành. Sự thống trị về công nghiệp và chính trị của giai cấp tư sản đang đe doạ đẩy giai cấp tiểu tư sản ấy đến nguy cơ chắc chắn phải suy sụp, một mặt do sự tập trung tư bản và mặt khác do sự xuất hiện giai cấp vô sản cách mạng.
To preserve this class is to preserve the existing state of things in Germany. The industrial and political supremacy of the bourgeoisie threatens it with certain destruction — on the one hand, from the concentration of capital; on the other, from the rise of a revolutionary proletariat.
Đối với giai cấp tiểu tư sản, chủ nghĩa xã hội “chân chính” hình như có thể làm một công đôi việc. Cho nên chủ nghĩa xã hội chân chính đã lan ra như một bệnh dịch.
“True” Socialism appeared to kill these two birds with one stone. It spread like an epidemic.
Bọn xã hội chủ nghĩa Đức đã đem những tấm mạng nhện tự biện ra làm thành một cái áo rộng thùng thình thêu đầy những bông hoa từ chương mịn màng và thấm đầy những giọt sương tình cảm nóng hổi, rồi đem loại áo ấy khoác lên “những chân lý vĩnh cửu” gầy còm của họ, điều đó làm cho món hàng của họ càng được tiêu thụ mạnh trong đám khách hàng như vậy.
The robe of speculative cobwebs, embroidered with flowers of rhetoric, steeped in the dew of sickly sentiment, this transcendental robe in which the German Socialists wrapped their sorry “eternal truths”, all skin and bone, served to wonderfully increase the sale of their goods amongst such a public.
Còn về phần chủ nghĩa xã hội Đức thì nó dần dần hiểu rõ thêm rằng sứ mệnh của nó là làm đại diện khoa chương cho bọn tiểu tư sản ấy.
And on its part German Socialism recognised, more and more, its own calling as the bombastic representative of the petty-bourgeois Philistine.
Nó tuyên bố rằng dân tộc Đức là một dân tộc mẫu mực và người phi-li-xtanh Đức là một con người mẫu mực. Tất cả những cái xấu xa của những người mẫu mực ấy được nó gán cho một ý nghĩa thần bí, một ý nghĩa cao cả và xã hội chủ nghĩa, khiến cho những cái ấy biến thành những cái ngược hẳn lại.
It proclaimed the German nation to be the model nation, and the German petty Philistine to be the typical man. To every villainous meanness of this model man, it gave a hidden, higher, Socialistic interpretation, the exact contrary of its real character.
Nhất quán một cách triệt để, nó phản đối xu hướng chủ nghĩa cộng sản muốn “Phá huỷ một cách tàn bạo”, và tuyên bố rằng mình vô tư đứng ở trên tất cả mọi cuộc đấu tranh giai cấp. Trừ một số rất ít, còn thì tất cả những tác phẩm tự xưng là xã hội chủ nghĩa ấy hay cộng sản chủ nghĩa lưu hành ở Đức, đều thuộc vào loại văn học bẩn thỉu và làm suy yếu con người ấy.
It went to the extreme length of directly opposing the “brutally destructive” tendency of Communism, and of proclaiming its supreme and impartial contempt of all class struggles. With very few exceptions, all the so-called Socialist and Communist publications that now (1847) circulate in Germany belong to the domain of this foul and enervating literature.
II. Chủ nghĩa xã hội bảo thủ hay chủ nghĩa xã hội tư sản
2. Conservative or Bourgeois Socialism
Một bộ phận giai cấp tư sản tìm cách chữa các căn bệnh xã hội, cốt để củng cố xã hội tư sản.
A part of the bourgeoisie is desirous of redressing social grievances in order to secure the continued existence of bourgeois society.
Trong hạng này, có những nhà kinh tế học, những nhà bác ái, những nhà nhân đạo chủ nghĩa, những người chăm lo cuộc cải thiện đời sống cho giai cấp lao động, tổ chức việc từ thiện, bảo vệ súc vật, lập ra những hội bài trừ nạn nghiện rượu, nói tóm lại là đủ loại những nhà cải lương hèn kém nhất.
To this section belong economists, philanthropists, humanitarians, improvers of the condition of the working class, organisers of charity, members of societies for the prevention of cruelty to animals, temperance fanatics, hole-and-corner reformers of every imaginable kind.
Và thậm chí người ta đã xây dựng chủ nghĩa xã hội tư sản này thành một hệ thống hoàn bị.
This form of socialism has, moreover, been worked out into complete systems.
Lấy một ví dụ là quyển “Triết học về sự khốn cùng” của Pru-đông.
We may cite Proudhon’s Philosophie de la Misère as an example of this form.
Những nhà xã hội chủ nghĩa tư sản muốn duy trì những điều kiện sinh hoạt của xã hội hiện đại, mà không có những cuộc đấu tranh và những mối nguy hiểm do những điều kiện sinh hoạt ấy nhất định phải sản sinh ra. Họ muốn duy trì xã hội hiện đại nhưng được đẩy trừ hết những yếu tố đảo lộn và làm tan rã nó. Họ muốn có giai cấp tư sản mà không có giai cấp vô sản.
The Socialistic bourgeois want all the advantages of modern social conditions without the struggles and dangers necessarily resulting therefrom. They desire the existing state of society, minus its revolutionary and disintegrating elements. They wish for a bourgeoisie without a proletariat.
Giai cấp tư sản tất nhiên quan niệm cái thế giới mà nó đang thống trị là thế giới tốt đẹp hơn cả. Chủ nghĩa xã hội tư sản đem hệ thống hoá ít nhiều triệt để cái quan niệm an ủi lòng người ấy.
The bourgeoisie naturally conceives the world in which it is supreme to be the best; and bourgeois Socialism develops this comfortable conception into various more or less complete systems.
Khi chủ nghĩa xã hội tư sản bắt giai cấp vô sản phải thực hiện những hệ thống ấy của nó và bước vào thành Giê-ru-da-lem mới, thì thực ra, nó chỉ kêu gọi giai cấp vô sản bám lấy xã hội hiện tại, nhưng phải bỏ hết quan niệm thù hằn của họ đối với xã hội ấy.
In requiring the proletariat to carry out such a system, and thereby to march straightway into the social New Jerusalem, it but requires in reality, that the proletariat should remain within the bounds of existing society, but should cast away all its hateful ideas concerning the bourgeoisie.
Một hình thức khác của chủ nghĩa xã hội, ít có hệ thống hơn, nhưng lại thực tiễn hơn, cố làm cho công nhân chán ghét mọi phong trào cách mạng, bằng cách chứng minh cho họ thấy rằng không phải sự cải biến chính trị này khác, mà chỉ có sự cải tiến về điều kiện sinh hoạt vật chất, về quan hệ kinh tế mới có thể có lợi cho công nhân mà thôi.
A second, and more practical, but less systematic, form of this Socialism sought to depreciate every revolutionary movement in the eyes of the working class by showing that no mere political reform, but only a change in the material conditions of existence, in economical relations, could be of any advantage to them.
Song nói sự cải biến điều kiện sinh hoạt vật chất, chủ nghĩa xã hội ấy không hề hiểu đó là sự xoá bỏ những quan hệ sản xuất tư sản, một sự xoá bỏ mà chỉ có cách mạng mới có thể làm nổi; nó chỉ hiểu đó là sự thực hiện những cải cách về hành chính ngay trên cơ sở những quan hệ sản xuất tư sản, những cải cách do đó không làm thay đổi chút nào những quan hệ giữa tư bản và lao động làm thuê nhiều lắm thì cũng chỉ làm cho giai cấp tư sản giảm được những chi phí cho việc thống trị của nó làm cho ngân sách nhà nước được nhẹ gánh mà thôi.
By changes in the material conditions of existence, this form of Socialism, however, by no means understands abolition of the bourgeois relations of production, an abolition that can be affected only by a revolution, but administrative reforms, based on the continued existence of these relations; reforms, therefore, that in no respect affect the relations between capital and labour, but, at the best, lessen the cost, and simplify the administrative work, of bourgeois government.
Chủ nghĩa xã hội tư sản chỉ đạt được biểu hiện thích đáng của nó, khi nó trở thành một lối nói từ chương đơn thuần.
Bourgeois Socialism attains adequate expression when, and only when, it becomes a mere figure of speech.
Mậu dịch tự do, vì lợi ích của giai cấp công nhân! thuế quan bảo hộ, vì lợi ích của giai cấp công nhân! nhà tù xà lim, vì lợi ích của giai cấp công nhân! đó là cái đích tột cùng của chủ nghĩa xã hội xã hội tư sản, điều duy nhất mà Nó nói ra một cách nghiêm túc.
Free trade: for the benefit of the working class. Protective duties: for the benefit of the working class. Prison Reform: for the benefit of the working class. This is the last word and the only seriously meant word of bourgeois socialism.
Vì chủ nghĩa xã hội tư sản nằm gọn trong lời khẳng định này: sở dĩ những người tư sản là những người tư sản, đó là vì lợi ích của giai cấp công nhân.
It is summed up in the phrase: the bourgeois is a bourgeois — for the benefit of the working class.
III. Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản không tưởng — phê phán
3. Critical-Utopian Socialism and Communism
Đây không phải là nói đến một loại văn học đã đề ra, trong tất cả các cuộc cách mạng hiện đại, những yêu sách của giai cấp vô sản (tác phẩm của Ba-bớp…).
We do not here refer to that literature which, in every great modern revolution, has always given voice to the demands of the proletariat, such as the writings of Babeuf and others.
Những mưu đồ trực tiếp đầu tiên của giai cấp vô sản để thực hiện những lợi ích giai cấp của chính mình, tiến hành trong thời kỳ sôi sục khắp nơi, trong thời kỳ lật đổ xã hội phong kiến, thì nhất định phải thất bại, vì bản thân giai cấp vô sản đang ở trong tình trạng manh nha, cũng như vì họ không có những điều kiện vật chất để tự giải phóng, những điều kiện mà chỉ có thời đại tư sản mới sản sinh ra thôi.
The first direct attempts of the proletariat to attain its own ends, made in times of universal excitement, when feudal society was being overthrown, necessarily failed, owing to the then undeveloped state of the proletariat, as well as to the absence of the economic conditions for its emancipation, conditions that had yet to be produced, and could be produced by the impending bourgeois epoch alone.
Văn học cách mạng đi kèm theo những phong trào đầu tiên ấy của giai cấp vô sản, không thể không có một nội dung phản động. Nó tuyên truyền chủ nghĩa khổ hạnh phổ biến và chủ nghĩa bình quân thô thiển.
The revolutionary literature that accompanied these first movements of the proletariat had necessarily a reactionary character. It inculcated universal asceticism and social levelling in its crudest form.
Những hệ thống xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa chính tông, những hệ thống của Xanh-Xi-Mông, của Phu-ri-ê, của ô-oen, v.v…, đều xuất hiện trong thời kỳ đầu, chưa phát triển của cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, tức là thời kỳ đã được mô tả ở trên (xem mục “Tư sản và vô sản”).
The Socialist and Communist systems, properly so called, those of Saint-Simon, Fourier, Owen, and others, spring into existence in the early undeveloped period, described above, of the struggle between proletariat and bourgeoisie (see Section I. Bourgeois and Proletarians).
Những người phát sinh ra những hệ thống ấy, thực ra, đều thấy rõ sự đối kháng giữa các giai cấp, cũng như thấy rõ tác dụng của những yếu tố phá hoại nằm ngay trong bản thân xã hội thống trị. Song những người đó lại không thấy những điều kiện vật chất cần cho sự giải phóng của giai cấp vô sản, và cứ đi tìm một khoa học xã hội, những quy luật xã hội, nhằm mục đích tạo ra những điều kiện ấy.
The founders of these systems see, indeed, the class antagonisms, as well as the action of the decomposing elements in the prevailing form of society. But the proletariat, as yet in its infancy, offers to them the spectacle of a class without any historical initiative or any independent political movement.
Since the development of class antagonism keeps even pace with the development of industry, the economic situation, as they find it, does not as yet offer to them the material conditions for the emancipation of the proletariat. They therefore search after a new social science, after new social laws, that are to create these conditions.
Họ lấy tài ba cá nhân của họ để thay thế cho hoạt động xã hội, lấy những điều kiện tưởng tượng thay thế cho những điều kiện lịch sử của sự giải phóng; đem một tổ chức xã hội do bản thân họ hoàn toàn tạo ra, thay thế cho sự tổ chức một cách tuần tự và tự phát giai cấp vô sản thành giai cấp.
Historical action is to yield to their personal inventive action; historically created conditions of emancipation to fantastic ones; and the gradual, spontaneous class organisation of the proletariat to an organisation of society especially contrived by these inventors.
Đối với họ, tương lai của thế giới sẽ được giải quyết bằng cách tuyên truyền và thực hành những kế hoạch tổ chức xã hội của họ.
Future history resolves itself, in their eyes, into the propaganda and the practical carrying out of their social plans.
Tuy nhiên, trong khi đặt ra những kế hoạch ấy, họ cũng có ý thức bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân trước hết, vì giai cấp công nhân là giai cấp đau khổ nhất. Đối với họ, giai cấp vô sản chỉ tồn tại với tư cách là giai cấp đau khổ nhất.
In the formation of their plans, they are conscious of caring chiefly for the interests of the working class, as being the most suffering class. Only from the point of view of being the most suffering class does the proletariat exist for them.
Nhưng hình thức chưa phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp, cũng như địa vị xã hội của bản thân họ, làm cho họ tự coi là đứng hẳn ở trên mọi đối kháng giai cấp.
The undeveloped state of the class struggle, as well as their own surroundings, causes Socialists of this kind to consider themselves far superior to all class antagonisms.
Họ muốn cải thiện điều kiện sinh hoạt vật chất cho hết thảy mọi thành viên trong xã hội, kể cả những kẻ đã được hưởng những điều kiện tốt nhất. Cho nên họ luôn luôn kêu gọi toàn thể xã hội, không có phân biệt gì cả và thậm chí họ còn chủ yếu kêu gọi giai cấp thống trị nhiều hơn.
They want to improve the condition of every member of society, even that of the most favoured. Hence, they habitually appeal to society at large, without the distinction of class; nay, by preference, to the ruling class.
Theo ý kiến của họ thì chỉ cần hiểu hệ thống của họ là có thể thừa nhận rằng đó là kế hoạch hay hơn hết trong tất cả mọi kế hoạch về một xã hội tốt đẹp hơn hết trong tất cả mọi xã hội.
For how can people, when once they understand their system, fail to see in it the best possible plan of the best possible state of society?
Vì vậy, họ cự tuyệt mọi hành động chính trị và nhất là mọi hành động cách mạng, họ tìm cách đạt mục đích của họ bằng những phương pháp hoà bình, và thử mở một con đường đi tới một kinh Phúc âm xã hội mới bằng hiệu lực của sự nêu gương, bằng những thí nghiệm nhỏ, cố nhiên những thí nghiệm này luôn luôn thất bại.
Hence, they reject all political, and especially all revolutionary action; they wish to attain their ends by peaceful means, necessarily doomed to failure, and by the force of example, to pave the way for the new social Gospel.
Trong thời kỳ mà giai cấp vô sản còn ít phát triển, còn nhìn địa vị của bản thân mình một cách cũng ảo tưởng, thì bức tranh ảo tưởng về xã hội tương lai là phù hợp với những nguyện vọng bản năng đầu tiên của công nhân muốn hoàn toàn cải biến xã hội.
Such fantastic pictures of future society, painted at a time when the proletariat is still in a very undeveloped state and has but a fantastic conception of its own position, correspond with the first instinctive yearnings of that class for a general reconstruction of society.
Nhưng trong những trước tác xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa đó cũng có những yếu tố phê phán. Những trước tác ấy đả kích toàn bộ cơ sở của xã hội đương thời. Do đó, chúng đã cung cấp được những tài liệu rất có giá trị để soi sáng ý thức của công nhân.
But these Socialist and Communist publications contain also a critical element. They attack every principle of existing society. Hence, they are full of the most valuable materials for the enlightenment of the working class.
Những đề nghị tích cực của những trước tác ấy về xã hội tương lại, chẳng hạn, việc thủ tiêu sự đối kháng giữa thành thị và nông thôn, xoá bỏ gia đình, xoá bỏ sự thu lợi nhuận cá nhân và lao động làm thuê, tuyên bố sự hoà hợp xã hội và sự cải tạo nhà nước thành một cơ quan đơn thuần quản lý sản xuất, tất cả những luận điểm ấy chỉ mới báo trước rằng đối kháng giai cấp tất phải mất đi, nhưng đối kháng giai cấp này chỉ mới bắt đầu xuất hiện, và những nhà sáng lập ra các học thuyết cũng chỉ mới biết những hình thức đầu tiên không rõ rệt và lờ mờ của nó thôi.
The practical measures proposed in them — such as the abolition of the distinction between town and country, of the family, of the carrying on of industries for the account of private individuals, and of the wage system, the proclamation of social harmony, the conversion of the function of the state into a more superintendence of production — all these proposals point solely to the disappearance of class antagonisms which were, at that time, only just cropping up, and which, in these publications, are recognised in their earliest indistinct and undefined forms only.
Cho nên, những luận điểm ấy chỉ mới có một ý nghĩa hoàn toàn không tưởng mà thôi.
These proposals, therefore, are of a purely Utopian character.
ý nghĩa của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản không tưởng — phê phán là theo tỷ lệ nghịch với sự phát triển lịch sử. Đấu tranh giai cấp càng gay gắt và càng có hình thức xác định thì cái ý định ảo tưởng muốn đứng lên trên cuộc đấu tranh giai cấp, cái thái độ đối lập một cách ảo tưởng với đấu tranh giai cấp ấy, càng mất hết mọi giá trị thực tiễn, mọi căn cứ lý luận của chúng.
The significance of Critical-Utopian Socialism and Communism bears an inverse relation to historical development. In proportion as the modern class struggle develops and takes definite shape, this fantastic standing apart from the contest, these fantastic attacks on it, lose all practical value and all theoretical justification.
Cho nên, nếu như về nhiều phương diện, các nhà sáng lập ra những học thuyết ấy là những nhà cách mạng thì những tôn phái do môn đồ của họ lập ra luôn luôn là phản động, vì những môn đồ ấy khăng khăng giữ lấy những quan niệm đã cũ của các vị thầy của họ, bất chấp sự phát triển lịch sử của giai cấp vô sản.
Therefore, although the originators of these systems were, in many respects, revolutionary, their disciples have, in every case, formed mere reactionary sects. They hold fast by the original views of their masters, in opposition to the progressive historical development of the proletariat.
Vì vậy, họ tìm cách, và về điểm này thì họ là nhất quán, làm lu mờ đấu tranh giai cấp và cố điều hoà các đối kháng.
They, therefore, endeavour, and that consistently, to deaden the class struggle and to reconcile the class antagonisms.
Họ tiếp tục mơ ước thực hiện những thí nghiệm về những không tưởng xã hội của họ lập ra từng pha-lan-xte-rơ riêng biệt, tạo ra những (“Home-colonies”), xây dựng một xứ I-ca-ri nhỏ, tức là lập ra một Giê-ru-da-lem mới tí hon — và để xây dựng tất cả những lâu đài trên bãi cát ấy, họ tự thấy buộc phải kêu gọi đến lòng tốt và két bạc của các nhà tư sản bác ái.
They still dream of experimental realisation of their social Utopias, of founding isolated “phalansteres”, of establishing “Home Colonies”, or setting up a “Little Icaria” — duodecimo editions of the New Jerusalem — and to realise all these castles in the air, they are compelled to appeal to the feelings and purses of the bourgeois.
Dần dần họ rơi vào hạng những người xã hội chủ nghĩa phản động hay bảo thủ đã được miêu tả trên kia, và chỉ còn khác bọn này ở chỗ họ có một lối nói thông thái rởm có hệ thống hơn và tin một cách mê muội và cuồng nhiệt vào hiệu lực thần kỳ của khoa học xã hội của họ.
By degrees, they sink into the category of the reactionary [or] conservative Socialists depicted above, differing from these only by more systematic pedantry, and by their fanatical and superstitious belief in the miraculous effects of their social science.
Vì vậy, họ kịch liệt phản đối mọi phong trào chính trị của công nhân, và theo họ thì một phong trào như thế chỉ có thể là do mù quáng thiếu tin tưởng vào kinh Phúc âm mới mà ra.
They, therefore, violently oppose all political action on the part of the working class; such action, according to them, can only result from blind unbelief in the new Gospel.
Phái ô-oen ở Anh thì chống lại phái Hiến chương, phái Phu-ri-ê ở Pháp thì chống lại phái cải cách.
The Owenites in England, and the Fourierists in France, respectively, oppose the Chartists and the Réformistes.
Phần IV. Thái độ của những người cộng sản đối với các đảng đối lập
IV. Position of the Communists in Relation to the Various Existing Opposition Parties
Căn cứ theo những điều mà chúng tôi đã nói ở chương II thì thái độ của những người cộng sản đối với những đảng công nhân đã được thành lập và do đấy, thái độ của họ đối với phái Hiến chương ở Anh và phái cải cách ruộng đất ở Bắc Mỹ, tự nó cũng đã rõ rồi.
Section II has made clear the relations of the Communists to the existing working-class parties, such as the Chartists in England and the Agrarian Reformers in America.
Những người cộng sản chiến đấu cho những mục đích và những lợi ích trước mắt của giai cấp công nhân, nhưng đồng thời trong phong trào hiện tại, họ cũng bảo vệ và đại biểu cho tương lai của phong trào.
The Communists fight for the attainment of the immediate aims, for the enforcement of the momentary interests of the working class; but in the movement of the present, they also represent and take care of the future of that movement.
Ở Pháp, những người cộng sản liên hợp với Đảng dân chủ — xã hội chủ nghĩa chống giai cấp tư sản bảo thủ và cấp tiến, đồng thời vẫn dành cho mình cái quyền phê phán những lời nói suông và những ảo tưởng do truyền thống cách mạng để lại.
In France, the Communists ally with the Social-Democrats against the conservative and radical bourgeoisie, reserving, however, the right to take up a critical position in regard to phases and illusions traditionally handed down from the great Revolution.
Ở Thuỵ sĩ, họ ủng hộ phái cấp tiến, nhưng không phải không biết rằng đảng này gồm những phần tử mâu thuẫn nhau, một nửa là những người dân chủ xã hội chủ nghĩa theo kiểu Pháp, và một nửa là những người tư sản cấp tiến.
In Switzerland, they support the Radicals, without losing sight of the fact that this party consists of antagonistic elements, partly of Democratic Socialists, in the French sense, partly of radical bourgeois.
Ở Ba Lan, những người cộng sản ủng hộ chính đảng đã coi cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc, nghĩa là chính đảng đã làm cuộc khởi nghĩa Cra-cốp năm 1846.
In Poland, they support the party that insists on an agrarian revolution as the prime condition for national emancipation, that party which fomented the insurrection of Cracow in 1846.