Vietnamese-Russian bilingual book
Một bóng ma đang ám ảnh Châu âu: Bóng ma chủ nghĩa cộng sản. Tất cả thế lực của Châu âu cũ: Giáo Hoàng và Nga Hoàng , Mét-téc-ních và Ghi-dô, bọn cấp tiến Pháp và bọn cảnh sát Đức, đều đã liên hợp lại thành một liên minh thần thánh để trừ khử bóng ma đó.
Призрак бродит по Европе — призрак коммунизма. Все силы старой Европы объединились для священной травли этого призрака: папа и царь, Меттерних и Гизо, французские радикалы и немецкие полицейские.
Có phái đối lập nào mà lại không bị địch thủ của mình đang nắm chính quyền, buộc tội là cộng sản? Có phái đối lập nào, đến lượt mình, lại không ném trả lại cho những đại biểu tiến bộ nhất trong phái đối lập, cũng như cho những địch thủ phản động của mình, lời buộc tội nhục nhã là cộng sản?
Где та оппозиционная партия, которую её противники, стоящие у власти, не ославили бы коммунистической? Где та оппозиционная партия, которая, в свою очередь, не бросала бы клеймящего обвинения в коммунизме как более передовым представителям оппозиции, так и своим реакционным противникам?
Từ đó, có thể rút ra hai kết luận.
Два вывода вытекают из этого факта.
Chủ nghĩa cộng sản đã được tất cả các thế lực ở Châu âu thừa nhận là một thế lực.
Коммунизм признаётся уже силой всеми европейскими силами.
Hiện nay, đã đến lúc những người cộng sản phải công khai trình bày trước toàn thế giới những quan điểm, mục đích, ý đồ của mình; và phải có một Tuyên ngôn của đảng của mình để đập lại câu chuyện hoang đường về bóng ma cộng sản.
Пора уже коммунистам перед всем миром открыто изложить свои взгляды, свои цели, свои стремления и сказкам о призраке коммунизма противопоставить манифест самой партии.
Vì mục đích đó, những người cộng sản thuộc các dân tộc khác nhau đã họp ở Luân Đôn và thảo ra bản “Tuyên ngôn” dưới đây, công bố bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng I-ta-li-a, tiếng Phla-măng và tiếng Đan Mạch.
С этой целью в Лондоне собрались коммунисты самых различных национальностей и составили следующий «Манифест», который публикуется на английском, французском, немецком, итальянском, фламандском и датском языках.
Phần I. Tư sản và vô sản
I. Буржуа и пролетарии
Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp.
История всех до сих пор существовавших обществ была историей борьбы классов.
Người tự do và người nô lệ, quý tộc và bình dân, chúa đất và nông nô, thợ cả phường hội và thợ bạn, nói tóm lại, những kẻ áp bức và những người bị áp bức, luôn luôn đối kháng với nhau, đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai, lúc ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của hai giai cấp đấu tranh với nhau.
Свободный и раб, патриций и плебей, помещик и крепостной, мастер и подмастерье, короче, угнетающий и угнетаемый находились в вечном антагонизме друг к другу, вели непрерывную, то скрытую, то явную борьбу, всегда кончавшуюся революционным переустройством всего общественного здания или общей гибелью борющихся классов.
Trong những thời đại lịch sử trước, hầu khắp mọi nơi, chúng ta đều thấy xã hội hoàn toàn chia thành những đẳng cấp khác nhau, một cái thang chia thành từng nấc thang địa vị xã hội. Ở La Mã thời cổ, chúng ta thấy có quý tộc, hiệp sĩ, bình dân, nô lệ; thời trung cổ thì có lãnh chúa phong kiến, chư hầu, thợ cả, thợ bạn, nông nô, và hơn nữa, hầu như mỗi giai cấp ấy, lại có những thứ bậc đặc biệt nữa.
В предшествующие исторические эпохи мы находим почти повсюду полное расчленение общества на различные сословия, — целую лестницу различных общественных положений. В Древнем Риме мы встречаем патрициев, всадников, плебеев, рабов; в Средние века — феодальных господ, вассалов, цеховых мастеров, подмастерьев, крепостных, и к тому же почти в каждом из этих классов — ещё особые градации.
Xã hội tư sản hiện đại, sinh ra từ trong lòng xã hội phong kiến đã bị diệt vong, không xoá bỏ được những đối kháng giai cấp. Nó chỉ đem những giai cấp mới, những điều kiện áp bức mới, những hình thức đấu tranh mới thay thế những giai cấp, những điều kiện áp bức, những hình thức đấu tranh cũ mà thôi.
Вышедшее из недр погибшего феодального общества современное буржуазное общество не уничтожило классовых противоречий. Оно только поставило новые классы, новые условия угнетения и новые формы борьбы на место старых.
Tuy nhiên, đặc điểm của thời đại chúng ta, thời đại của giai cấp tư sản, là đã đơn giản hoá những đối kháng giai cấp. Xã hội ngày càng chia thành hai phe lớn thù địch với nhau, hai giai cấp lớn hoàn toàn đối lập nhau: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
Наша эпоха, эпоха буржуазии, отличается, однако, тем, что она упростила классовые противоречия: общество всё более и более раскалывается на два больших враждебных лагеря, на два больших, стоящих друг против друга, класса — буржуазию и пролетариат.
Từ những nông nô thời trung cổ, đã nảy sinh ra những thị dân tự do của các thành thị đầu tiên; từ dân cư thành thị này, nảy sinh ra những phần tử đầu tiên của giai cấp tư sản.
Из крепостных Средневековья вышло свободное население первых городов; из этого сословия горожан развились первые элементы буржуазии.
Việc tìm ra Châu Mỹ và con đường biển vòng Châu phi đã đem lại một địa bàn hoạt động mới cho giai cấp tư sản vừa mới ra đời. Những thị trường Đông — Ấn và Trung Quốc, việc thực dân hoá Châu Mỹ, việc buôn bán với thuộc địa, việc tăng thêm nhiều tư liệu trao đổi và nói chung tăng thêm nhiều hàng hoá, đã đem lại cho thương nghiệp, cho ngành hàng hải, cho công nghiệp, một sự phát đạt chưa từng có, và do đấy, đã đem lại một sự phát triển mau chóng cho yếu tố cách mạng trong xã hội phong kiến đang tan rã.
Открытие Америки и морского пути вокруг Африки создало для подымающейся буржуазии новое поле деятельности. Ост-индский и китайский рынки, колонизация Америки, обмен с колониями, увеличение количества средств обмена и товаров вообще дали неслыханный до тех пор толчок торговле, мореплаванию, промышленности и тем самым вызвали в распадавшемся феодальном обществе быстрое развитие революционного элемента.
Tổ chức công nghiệp theo lối phong kiến hay phường hội trước kia không còn có thể thỏa mãn những nhu cầu luôn luôn tăng theo sự mở mang những thị trường mới. Công trường thủ công thay đổi tổ chức cũ ấy. Tầng lớp kinh doanh công nghiệp trung đẳng thay cho thợ cả phường hội; Sự phân công lao động giữa các phường hội khác nhau đã nhường chỗ cho sự phân công lao động bên trong từng xưởng thợ.
Прежняя феодальная, или цеховая, организация промышленности более не могла удовлетворить спроса, возраставшего вместе с новыми рынками. Место её заняла мануфактура. Цеховые мастера были вытеснены промышленным средним сословием; разделение труда между различными корпорациями исчезло, уступив место разделению труда внутри отдельной мастерской.
Nhưng các thị trường cứ lớn lên không ngừng, nhu cầu luôn luôn tăng lên. Ngay cả công trường thủ công cũng không thoả mãn được nhu cầu đó nữa. Lúc ấy, hơi nước và máy móc dẫn đến một cuộc cách mạng trong công nghiệp. Đại công nghiệp hiện đại thay cho công trường thủ công; tầng lớp kinh doanh công nghiệp trung đẳng nhường chỗ cho các nhà công nghiệp triệu phú, cho những kẻ cầm đầu cả hàng loạt đạo quân công nghiệp, những tên tư sản hiện đại.
Но рынки всё росли, спрос всё увеличивался. Удовлетворить его не могла уже и мануфактура. Тогда пар и машина произвели революцию в промышленности. Место мануфактуры заняла современная крупная промышленность, место промышленного среднего сословия заняли миллионеры-промышленники, предводители целых промышленных армий, современные буржуа.
Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới, thị trường mà việc tìm ra châu Mỹ đã chuẩn bị sẵn. Thị trường thế giới thúc đẩy cho thương nghiệp, hàng hải, những phương tiện giao thông tiến bộ phát triển mau chóng lạ thường.
Крупная промышленность создала всемирный рынок, подготовленный открытием Америки. Всемирный рынок вызвал колоссальное развитие торговли, мореплавания и средств сухопутного сообщения.
Sự phát triển này lại tác động trở lại đến việc mở rộng công nghiệp; mà công nghiệp, thương nghiệp, hàng hải, đường sắt càng phát triển thì giai cấp tư sản càng lớn lên, làm tăng những tư bản của họ lên và đẩy các giai cấp do thời trung cổ để lại xuống phía sau.
Это, в свою очередь, оказало воздействие на расширение промышленности, и в той же мере, в какой росли промышленность, торговля, мореплавание, железные дороги, развивалась буржуазия, она увеличивала свои капиталы и оттесняла на задний план все классы, унаследованные от Средневековья.
Như vậy, chúng ta thấy rằng bản thân giai cấp tư sản hiện đại cũng là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài, của một loạt các cuộc cách mạng trong phương thức sản xuất và trao đổi.
Мы видим, таким образом, что современная буржуазия сама является продуктом длительного процесса развития, ряда переворотов в способе производства и обмена.
Mỗi bước phát triển của giai cấp tư sản đều có một bước tiến bộ chính trị tương ứng.
Каждая из этих ступеней развития буржуазии сопровождалась соответствующим политическим успехом.
Là đẳng cấp bị chế độ chuyên chế phong kiến áp bức; là đoàn thể vũ trang tự quản trong công xã; ở nơi này, là cộng hoà thành thị độc lập; ở nơi kia, là đẳng cấp thứ ba phải đóng thuế trong chế độ quân chủ; rồi suốt trong thời kỳ công trường thủ công, là lực lượng đối lập với tầng lớp quý tộc trong chế độ quân chủ theo đẳng cấp hay trong chế độ quân chủ chuyên chế; là cơ sở chủ yếu của những nước quân chủ lớn nói chung, — giai cấp tư sản, từ khi đại công nghiệp và thị trường thế giới được thiết lập, đã độc chiếm hẳn được quyền thống trị chính trị trong nước đại nghị hiện đại.
Угнетённое сословие при господстве феодалов, вооружённая и самоуправляющаяся ассоциация в коммуне, тут — независимая городская республика, там — третье, податное сословие монархии, затем, в период мануфактуры, — противовес дворянству в сословной или в абсолютной монархии и главная основа крупных монархий вообще, наконец, со времени установления крупной промышленности и всемирного рынка, она завоевала себе исключительное политическое господство в современном представительном государстве.
Chính quyền nhà nước hiện đại chỉ là một uỷ ban quản lý những công việc chung của toàn thể giai cấp tư sản.
Современная государственная власть — это только комитет, управляющий общими делами всего класса буржуазии.
Giai cấp tư sản đã đóng một vai trò hết sức cách mạng trong lịch sử.
Буржуазия сыграла в истории чрезвычайно революционную роль.
Bất cứ ở chỗ nào mà giai cấp tư sản chiếm được chính quyền thì nó đã đạp đổ những quan hệ phong kiến, gia trưởng và điền viên. Tất cả những mối quan hệ phức tạp và muôn màu muôn vẻ ràng buộc con người phong kiến với “những bề trên tự nhiên” của mình, đều bị giai cấp tư sản thẳng tay phá vỡ, không để lại giữa người và người một mối quan hệ nào khác, ngoài lợi ích trần trụi và lối “tiền trao cháo múc” không tình không nghĩa.
Буржуазия повсюду, где она достигла господства, разрушила все феодальные, патриархальные, идиллические отношения. Безжалостно разорвала она пёстрые феодальные путы, привязывавшие человека к его «естественным повелителям», и не оставила между людьми никакой другой связи, кроме голого интереса, бессердечного «чистогана».
Giai cấp tư sản đã dìm những xúc động thiêng liêng của lòng sùng đạo, của nhiệt tình hiệp sĩ, của tính đa cảm tiểu tư sản xuống dòng nước giá lạnh của sự tính toán ích kỷ. Nó đã biến phẩm giá của con người thành giá trị trao đổi; nó đã đem tự do buôn bán duy nhất và vô sỉ thay cho biết bao quyền tự do đã được ban cho và đã giành được một cách chính đáng.
В ледяной воде эгоистического расчёта потопила она священный трепет религиозного экстаза, рыцарского энтузиазма, мещанской сентиментальности. Она превратила личное достоинство человека в меновую стоимость и поставила на место бесчисленных пожалованных и благоприобретённых свобод одну бессовестную свободу торговли.
Tóm lại, giai cấp tư sản đã đem lại sự bóc lột công nhiên, vô sỉ, trực tiếp, tàn nhẫn thay cho sự bóc lột được che đậy bằng những ảo tưởng tôn giáo và chính trị.
Словом, эксплуатацию, прикрытую религиозными и политическими иллюзиями, она заменила эксплуатацией открытой, бесстыдной, прямой, чёрствой.
Giai cấp tư sản tước hết hào quang thần thánh của tất cả những hoạt động xưa nay vẫn được trọng vọng và tôn sùng. Bác sĩ, luật gia, tu sĩ, bác học đều bị giai cấp tư sản biến thành những người làm thuê được trả lương của nó.
Буржуазия лишила священного ореола все роды деятельности, которые до тех пор считались почётными и на которые смотрели с благоговейным трепетом. Врача, юриста, священника, поэта, человека науки она превратила в своих платных наёмных работников.
Giai cấp tư sản đã xé toang tấm màn tình cảm bao phủ những quan hệ gia đình và làm cho những quan hệ ấy chỉ còn là quan hệ tiền nong đơn thuần.
Буржуазия сорвала с семейных отношений их трогательно-сентиментальный покров и свела их к чисто денежным отношениям.
Giai cấp tư sản đã cho thấy rằng biểu hiện tàn bạo của vũ lực trong thời trung cổ biểu hiện mà phe phản động hết sức ca ngợi, đã được bổ sung một cách tự nhiên bằng thói chây lười và bất động như thế nào. Chính giai cấp tư sản là giai cấp đầu tiên đã cho chúng ta thấy hoạt động của loài người có khả năng làm được những gì. Nó đã tạo ra những kỳ quan khác hẳn những kim tự tháp Ai-cập, những cầu dẫn ở nước La-mã, những nhà thờ kiểu Gô-tích; nó đã tiến hành những cuộc viễn chinh khác hẳn những cuộc di cư của các dân tộc và những cuộc chiến tranh thập tự.
Буржуазия показала, что грубое проявление силы в Средние века, вызывающее такое восхищение у реакционеров, находило себе естественное дополнение в лени и неподвижности. Она впервые показала, чего может достигнуть человеческая деятельность. Она создала чудеса искусства, но совсем иного рода, чем египетские пирамиды, римские водопроводы и готические соборы; она совершила совсем иные походы, чем переселение народов и Крестовые походы.
Giai cấp tư sản không thể tồn tại, nếu không luôn luôn cách mạng hoá công cụ sản xuất, do đó cách mạng hoá những quan hệ sản xuất, nghĩa là cách mạng hoá toàn bộ những quan hệ trong xã hội.
Буржуазия не может существовать, не вызывая постоянно переворотов в орудиях производства, не революционизируя, следовательно, производственных отношений, а стало быть, и всей совокупности общественных отношений.
Trái lại đối với tất cả các giai cấp công nghiệp trước kia thì việc duy trì nguyên vẹn phương thức sản xuất cũ là điều kiện kiên quyết cho sự tôn tại của họ. Sự đảo lộn liên tiếp của sản xuất, sự rung chuyển không ngừng trong tất cả những quan hệ xã hội, sự luôn luôn hoài nghi và sự vận động làm cho thời đại tư sản khác với tất cả các thời đại trước.
Напротив, первым условием существования всех прежних промышленных классов было сохранение старого способа производства в неизменном виде. Беспрестанные перевороты в производстве, непрерывное потрясение всех общественных отношений, вечная неуверенность и движение отличают буржуазную эпоху от всех других.
Tất cả những quan hệ xã hội cứng đờ và hoen rỉ, với cả tràng những quan niệm và tư tưởng vốn được tôn sùng từ nghìn năm đi kèm những quan hệ ấy, đều đang tiêu tan; những quan hệ xã hội thay thế những quan hệ đó chưa kịp cứng lại thì đã già cỗi ngay. Tất cả những gì mang tính đẳng cấp và trí tuệ đều tiêu tan như mây khói; tất cả những gì là thiêng liêng đều bị ô uế, và rốt cuộc, mỗi người đều buộc phải nhìn những điều kiện sinh hoạt của họ và những quan hệ giữa họ với nhau bằng con mắt tỉnh táo.
Все застывшие, покрывшиеся ржавчиной отношения, вместе с сопутствующими им, веками освящёнными представлениями и воззрениями, разрушаются, все возникающие вновь оказываются устарелыми, прежде чем успевают окостенеть. Всё сословное и застойное исчезает, всё священное оскверняется, и люди приходят, наконец, к необходимости взглянуть трезвыми глазами на своё жизненное положение и свои взаимные отношения.
Vì luôn luôn bị thúc đẩy bởi nhu cầu về những nơi tiêu thụ sản phẩm, giai cấp tư sản sâm lấn khắp toàn cầu. Nó phải xâm nhập vào khắp nơi, trụ lại ở khắp nơi và thiết lập những mối liên hệ ở khắp nơi.
Потребность в постоянно увеличивающемся сбыте продуктов гонит буржуазию по всему земному шару. Всюду должна она внедриться, всюду обосноваться, всюду установить связи.
Do bóp nặn thị trường thế giới, giai cấp tư sản đã làm cho sản xuất và tiêu dùng trong tất cả các nước mang tính chất thế giới. Mặc cho bọn phản động đau buồn, nó đã làm cho công nghiệp mất cơ sở dân tộc.
Буржуазия путём эксплуатации всемирного рынка сделала производство и потребление всех стран космополитическим. К великому огорчению реакционеров она вырвала из-под ног промышленности национальную почву.
Những ngành công nghiệp dân tộc đã bị tiêu diệt và đang ngày càng bị tiêu diệt. Những ngành công nghiệp dân tộc bị thay thế bởi những ngành công nghiệp mới, tức là những ngành công nghiệp mà việc thu nhập chúng trở thành một vấn đề sống còn đối với tất cả các dân tộc văn minh, những ngành công nghiệp không dùng những nguyên liệu bản sứ mà dùng những nguyên liệu đưa từ những miền xa xôi nhất trên trái đất đến và sản phẩm làm ra không những được tiêu thụ ngay trong sứ mà còn được tiêu thụ ở tất cả các nơi trên trái đất nữa.
Исконные национальные отрасли промышленности уничтожены и продолжают уничтожаться с каждым днём. Их вытесняют новые отрасли промышленности, введение которых становится вопросом жизни для всех цивилизованных наций, — отрасли, перерабатывающие уже не местное сырьё, а сырьё, привозимое из самых отдалённых областей земного шара, и вырабатывающие фабричные продукты, потребляемые не только внутри данной страны, но и во всех частях света.
Thay cho những nhu cầu cũ được thoả mãn bằng những sản phẩm trong nước, thì nảy sinh ra những nhu cầu mới, đòi hỏi được thoả mãn bằng những sản phẩm đưa từ những miền và xứ xa xôi nhất về. Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và các dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc.
Вместо старых потребностей, удовлетворявшихся отечественными продуктами, возникают новые, для удовлетворения которых требуются продукты самых отдалённых стран и самых различных климатов. На смену старой местной и национальной замкнутости и существованию за счёт продуктов собственного производства приходит всесторонняя связь и всесторонняя зависимость наций друг от друга.
Mà sản xuất vật chất đã như thế thì sản xuất tinh thần cũng không kém như thế. Những thành quả của hoạt động tinh thần của một dân tộc trở thành tài sản chung của tất cả các dân tộc. Tính chất đơn phương và phiến diện dân tộc ngày càng không thể tồn tại được nữa; và từ những nền văn học dân tộc và địa phương, muôn hình muôn vẻ, đang nảy nở ra một nền văn học toàn thế giới.
Это в равной мере относится как к материальному, так и к духовному производству. Плоды духовной деятельности отдельных наций становятся общим достоянием. Национальная односторонность и ограниченность становятся всё более и более невозможными, и из множества национальных и местных литератур образуется одна всемирная литература.
Nhờ cải tiến mau chóng công cụ sản xuất và làm cho các phương tiện giao thông trở nên vô cùng tiện lợi, giai cấp tư sản lôi cuốn đến cả những dân tộc dã man nhất và trào lưu văn minh. Giá rẻ của những sản phẩm của giai cấp ấy là trọng pháo bắn thủng tất cả những vạn lý trường thành và buộc những người dã man bài ngoại một cách ngoan cường nhất cũng phải hàng phục.
Буржуазия быстрым усовершенствованием всех орудий производства и бесконечным облегчением средств сообщения вовлекает в цивилизацию все, даже самые варварские, нации. Дешёвые цены её товаров — вот та тяжёлая артиллерия, с помощью которой она разрушает все китайские стены и принуждает к капитуляции самую упорную ненависть варваров к иностранцам.
Nó buộc tất cả các dân tộc phải thực hành phương thức sản xuất tư sản, nếu không sẽ bị tiêu diệt; nó buộc tất cả các dân tộc phải du nhập cái gọi là văn minh, nghĩa là phải trở thành tư sản. Nói tóm lại, nó tạo ra cho nó một thế giới theo hình dạng của nó.
Под страхом гибели заставляет она все нации принять буржуазный способ производства, заставляет их вводить у себя так называемую цивилизацию, т. е. становиться буржуа. Словом, она создаёт себе мир по своему образу и подобию.
Giai cấp tư sản bắt nông thôn phải phục tùng thành thị. Nó lập ra những đô thị đồ sộ; nó làm cho dân số thành thị tăng lên phi thường so với dân số nông thôn, và do đó, nó kéo một bộ phận lớn dân cư thoát khỏi vòng ngu muội của đời sống thôn dã.
Буржуазия подчинила деревню господству города. Она создала огромные города, в высокой степени увеличила численность городского населения по сравнению с сельским и вырвала таким образом значительную часть населения из идиотизма деревенской жизни.
Cũng như nó đã bắt nông thôn phải phụ thuộc vào thành thị, bắt những nước dã man hay nửa dã man phải phụ thuộc vào các nước văn minh, nó đã bắt những dân tộc nông dân phải phụ thuộc vào những dân tộc tư sản, bắt phương Đông phải phụ thuộc vào phương Tây.
Так же как деревню она сделала зависимой от города, так варварские и полуварварские страны она поставила в зависимость от стран цивилизованных, крестьянские народы — от буржуазных народов, Восток — от Запада.
Giai cấp tư sản ngày càng xoá bỏ tình trạng phân tán về tư liệu sản xuất, về tài sản và về dân cư. Nó tụ tập dân cư, tập trung các tư liệu sản xuất, và tích tụ tài sản vào trong tay một số ít người. Kết quả tất nhiên của những thay đổi ấy là sự tập trung về chính trị.
Буржуазия всё более и более уничтожает раздробленность средств производства, собственности и населения. Она сгустила население, централизовала средства производства, концентрировала собственность в руках немногих. Необходимым следствием этого была политическая централизация.
Những địa phương độc lập, liên hệ với nhau hầu như chỉ bởi những quan hệ liên minh và có những lợi ích, luật lệ, chính phủ, thuế quan khác nhau, thì đã được tập hợp lại thành một dân tộc thống nhất, có một chính phủ thống nhất, một luật pháp thống nhất, một lợi ích dân tộc thống nhất mang tính giai cấp và một hàng rào thuế quan thống nhất.
Независимые, связанные почти только союзными отношениями области с различными интересами, законами, правительствами и таможенными пошлинами оказались сплочёнными в одну нацию, с одним правительством, с одним законодательством, с одним национальным классовым интересом, с одной таможенной границей.
Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại.
Буржуазия менее чем за сто лет своего классового господства создала более многочисленные и более грандиозные производительные силы, чем все предшествовавшие поколения, вместе взятые.
Sự chinh phục những lực lượng thiên nhiên, sự sản xuất bằng máy móc, việc áp dụng hoá học vào công nghiệp và nông nghiệp, việc dùng tàu chạy bằng hơi nước, đường sắt, máy điện báo, việc khai phá từng lục địa nguyên vẹn, việc khai thông các dòng sông cho tầu bè đi lại được, hàng khối dân cư tựa hồ như từ dưới đất trôi lên, có thế kỷ nào trước đây lại ngờ được rằng có những lực lượng sản xuất như thế vẫn nằm tiềm tàng trong lòng lao động xã hội!.
Покорение сил природы, машинное производство, применение химии в промышленности и земледелии, пароходство, железные дороги, электрический телеграф, освоение для земледелия целых частей света, приспособление рек для судоходства, целые, словно вызванные из-под земли, массы населения, — какое из прежних столетий могло подозревать, что такие производительные силы дремлют в недрах общественного труда!
Vậy là chúng ta đã thấy rằng: những tư liệu sản xuất và trao đổi, làm cơ sở của giai cấp tư sản hình thành, đã tạo ra được từ trong lòng xã hội phong kiến.
Итак, мы видели, что средства производства и обмена, на основе которых сложилась буржуазия, были созданы в феодальном обществе.
Những tư liệu sản xuất và trao đổi ấy phát triển tới một trình độ nhất định nào đó thì những quan hệ mà trong đó xã hội phong kiến tiến hành sản xuất và trao đổi, tổ chức nông nghiệp và công nghiệp theo lối phong kiến, nói tóm lại, những quan hệ sở hữu phong kiến không phù hợp với những lực lượng sản xuất đã phát triển. Những cái đó đã cản trở sản xuất, chứ không làm cho sản xuất tiến triển lên. Tất cả những cái đó đều biến thành xiềng xích. Phải đập tan những xiềng xích ấy, và qủa nhiên những xiềng xích ấy đã bị đập tan.
На известной ступени развития этих средств производства и обмена отношения, в которых происходили производство и обмен феодального общества, феодальная организация земледелия и промышленности, одним словом, феодальные отношения собственности, уже перестали соответствовать развившимся производительным силам. Они тормозили производство, вместо того чтобы его развивать. Они превратились в его оковы. Их необходимо было разбить, и они были разбиты.
Thay vào đó là sự cạnh tranh tự do, với một chế độ xã hội và chính trị thích ứng, với sự thống trị kinh tế và chính trị của giai cấp tư sản.
Место их заняла свободная конкуренция, с соответствующим ей общественным и политическим строем, с экономическим и политическим господством класса буржуазии.
Ngày nay, trước mắt chúng ta, đang diễn ra một quá trình tương tự. Xã hội tư sản hiện đại, với những quan hệ sản xuất và trao đổi tư sản của nó, với những quan hệ sở hữu tư sản, đã tạo ra những tư liệu sản xuất và trao đổi hết sức mạnh mẽ như thế, thì giờ đây, giống như một tay phù thuỷ không còn đủ sức trị những âm binh mà y đã triệu lên.
Подобное же движение совершается на наших глазах. Современное буржуазное общество, с его буржуазными отношениями производства и обмена, буржуазными отношениями собственности, создавшее как бы по волшебству столь могущественные средства производства и обмена, походит на волшебника, который не в состоянии более справиться с подземными силами, вызванными его заклинаниями.
Từ hàng chục năm nay, lịch sử công nghiệp và thương nghiệp không phải là cái gì khác hơn là lịch sử cuộc nổi dậy của lực lượng sản xuất hiện đại chống lại những quan hệ sản xuất hiện đại, chống lại những quan hệ sở hữu đang quyết định những tồn tại và sự thống trị của giai cấp tư sản.
Вот уже несколько десятилетий история промышленности и торговли представляет собой лишь историю возмущения современных производительных сил против современных производственных отношений, против тех отношений собственности, которые являются условием существования буржуазии и её господства.
Để chứng minh điều đó, chỉ cần nêu ra các cuộc khủng hoảng thương nghiệp diễn đi diễn lại một cách chu kỳ và ngày càng đe doạ sự tồn tại của toàn xã hội tư sản. Mỗi cuộc khủng hoảng đều phá hoại không những một số lớn sản phẩm đã được tạo ra, mà cả một phần lớn chính ngay những lực lượng sản xuất đã có nữa.
Достаточно указать на торговые кризисы, которые, возвращаясь периодически, всё более и более грозно ставят под вопрос существование всего буржуазного общества. Во время торговых кризисов каждый раз уничтожается значительная часть не только изготовленных продуктов, но даже созданных уже производительных сил.
Một nạn dịch nếu ở một thời kỳ nào khác thì nạn dịch này hình như là một điều phi lý — thường gieo tai hoạ cho xã hội, đó là nạn dịch sản xuất thừa. Xã hội đột nhiện bị đẩy lùi về một trạng thái dã man nhất thời; dường như một nạn đói, một cuộc chiến tranh huỷ diệt đã tàn phá sạch mọi tư liệu sinh hoạt của xã hội; công nghiệp và thương nghiệp như bị tiêu diệt. Vì sao thế? Vì xã hội có quá thừa văn minh, có quá nhiều tư liệu sinh hoạt, quá nhiều công nghiệp, quá nhiều thương nghiệp.
Во время кризисов разражается общественная эпидемия, которая всем предшествующим эпохам показалась бы нелепостью, — эпидемия перепроизводства. Общество оказывается вдруг отброшенным назад к состоянию внезапно наступившего варварства, как будто голод, всеобщая опустошительная война лишили его всех жизненных средств; кажется, что промышленность, торговля уничтожены, — и почему? Потому, что общество обладает слишком большой цивилизацией, имеет слишком много жизненных средств, располагает слишком большой промышленностью и торговлей.
Những lực lượng sản xuất mà xã hội sẵn có, không thúc đẩy quan hệ sở hữu tư sản phát triển nữa; trái lại, chúng ta đã trở thành quá mạnh đối với quan hệ sở hữu ấy, cái quan hệ sở hữu lúc đó đang cản trở sự phát triển của chúng; và mỗi khi những lực lượng sản xuất xã hội khắc phục được sự cản trở ấy thì chúng lại xô toàn thể xã hội tư sản vào tình trạng rối loạn và đe doạ sự sống còn của sở hữu tư sản.
Производительные силы, находящиеся в его распоряжении, не служат более развитию буржуазных отношений собственности; напротив, они стали непомерно велики для этих отношений, буржуазные отношения задерживают их развитие; и когда производительные силы начинают преодолевать эти преграды, они приводят в расстройство всё буржуазное общество, ставят под угрозу существование буржуазной собственности.
Những quan hệ tư sản đã trở thành quá hẹp, không đủ để chứa đựng những của cải được tạo ra trong lòng nó nữa. — giai cấp tư sản khắc phục những cuộc khủng hoảng ấy như thế nào? Một mặt, bằng cách cưỡng bức phải huỷ bỏ một số lớn lực lượng sản xuất; mặt khác, bằng cách chiếm những thị trường mới và bóc lột triệt để hơn nữa những thị trường cũ. Như thế thì đi đến đâu? Đi đến chỗ chuẩn bị cho những cuộc khủng hoảng toàn diện hơn và ghê gớm hơn và giảm bớt những phương cách ngăn ngừa những cuộc khủng hoảng ấy.
Буржуазные отношения стали слишком узкими, чтобы вместить созданное ими богатство. Каким путём преодолевает буржуазия кризисы? С одной стороны, путём вынужденного уничтожения целой массы производительных сил, с другой стороны, путём завоевания новых рынков и более основательной эксплуатации старых. Чем же, следовательно? Тем, что она подготовляет более всесторонние и более сокрушительные кризисы и уменьшает средства противодействия им.
Những vũ khí mà giai cấp tư sản đã dùng để đánh đổ chế độ phong kiến thì ngày nay quay lạị đập vào ngay chính giai cấp tư sản.
Оружие, которым буржуазия ниспровергла феодализм, направляется теперь против самой буржуазии.
Những giai cấp tư sản không những đã rèn những vũ khí đã giết mình; nó còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy chống lại nó, đó là những công nhân hiện đại, những người vô sản.
Но буржуазия не только выковала оружие, несущее ей смерть; она породила и людей, которые направят против неё это оружие, — современных рабочих, пролетариев.
Giai cấp tư sản, tức là tư bản, mà lớn lên thì giai cấp vô sản, giai cấp công nhân hiện đại — tức là giai cấp chỉ có thể sống với điều kiện là kiếm được việc làm, và chỉ kiếm được việc làm, nếu lao động của họ tăng thêm tư bản cũng phát triển theo. Những công nhân ấy, buộc phải tự bán mình để kiếm ăn từng bữa một, là một hàng hoá, tức là một món hàng đem bán như bất cứ một món hàng nào khác; vì thế họ phải chịu hết mọi sự may rủi của cạnh tranh, mọi sự lên xuống của thị trường với mức độ như nhau.
В той же самой степени, в какой развивается буржуазия, т. е. капитал, развивается и пролетариат, класс современных рабочих, которые только тогда и могут существовать, когда находят работу, а находят её лишь до тех пор, пока их труд увеличивает капитал. Эти рабочие, вынужденные продавать себя поштучно, представляют собой такой же товар, как и всякий другой предмет торговли, а потому в равной мере подвержены всем случайностям конкуренции, всем колебаниям рынка.
Do sự phát triển của việc dùng máy móc và sự phân công, nên lao động của người vô sản mất hết tính chất độc lập, do đó họ mất hết hứng thú.
Вследствие возрастающего применения машин и разделения труда, труд пролетариев утратил всякий самостоятельный характер, а вместе с тем и всякую привлекательность для рабочего.
Người công nhân trở thành một vật phụ thuộc giản đơn của máy móc, người ta chỉ đòi hỏi người công nhân làm được một công việc đơn giản nhất, đơn điệu nhất, dễ học nhất mà thôi. Do đó, chi phí một công nhân hầu như chỉ là còn là số tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì đời sống và nòi giống của anh ta mà thôi.
Рабочий становится простым придатком машины, от него требуются только самые простые, самые однообразные, легче всего усваиваемые приёмы. Издержки на рабочего сводятся поэтому почти исключительно к жизненным средствам, необходимым для его содержания и продолжения его рода.
Nhưng giá cả lao động, cũng như giá cả hàng hoá, lại bằng chi phí sản xuất ra nó. Cho nên lao động càng trở nên thiếu hấp dẫn thì tiền công càng hạ. Hơn nữa, việc sử dụng máy móc và sự phân công mà tăng lên thì lượng lao động cũng tăng lên theo, hoặc là do tăng thêm giờ làm, hoặc là do tăng thêm lượng lao động phải tăng thêm lượng lao động phải làm trong một thời gian nhất định, do cho máy chạy tăng thêm,…
Но цена всякого товара, а следовательно и труда, равна издержкам его производства. Поэтому в той же самой мере, в какой растёт непривлекательность труда, уменьшается заработная плата. Больше того: в той же мере, в какой возрастает применение машин и разделение труда, возрастает и количество труда, за счёт ли увеличения числа рабочих часов, или же вследствие увеличения количества труда, требуемого в каждый данный промежуток времени, ускорения хода машин и т. д.
Công nghiệp hiện đại đã biến xưởng thợ nhỏ của người thợ cả gia trưởng thành công xưởng lớn của nhà tư bản công nghiệp. Những khối đông đảo công dân, chen chúc nhau trong xưởng, được tổ chức theo lối quân sự. Là những người lính trơn của công nghiệp, họ bị đặt dưới quyền giám sát của cả một hệ thống cấp bậc sĩ quan và hạ sĩ quan.
Современная промышленность превратила маленькую мастерскую патриархального мастера в крупную фабрику промышленного капиталиста. Массы рабочих, скученные на фабрике, организуются по-солдатски. Как рядовые промышленной армии, они ставятся под надзор целой иерархии унтер-офицеров и офицеров.
Họ không những là nô lệ của giai cấp tư sản, của nhà nước tư sản, mà hàng ngày, hàng giờ, còn là nô lệ của máy móc, của người đốc công và trước hết là của chính nhà tư sản chủ công xưởng. Chế độ chuyên chế ấy càng công khai tuyên bố lợi nhuận là mục đích duy nhất của nó thì nó lại càng trở thành ti tiện, bỉ ổi, đáng căm ghét.
Они — рабы не только класса буржуазии, буржуазного государства, ежедневно и ежечасно порабощает их машина, надсмотрщик и прежде всего сам отдельный буржуа-фабрикант. Эта деспотия тем мелочнее, ненавистнее, она тем больше ожесточает, чем откровеннее её целью провозглашается нажива.
Lao động thủ công càng ít cần đến sự khéo léo và sức lực chừng nào, nghĩa là công nghiệp hiện đại càng tiến triển thì lao động của đàn ông càng được thay thế của đàn bà và trẻ em. Những sự phân biệt về lứa tuổi và giới tính không còn có ý nghĩa xã hội gì nữa đối với giai cấp công nhân. Tất cả đều là công cụ lao động mà chi phí thì thay đổi theo lứa tuổi và giới tính.
Чем менее искусства и силы требует ручной труд, т. е. чем более развивается современная промышленность, тем более мужской труд вытесняется женским и детским. По отношению к рабочему классу различия пола и возраста утрачивают всякое общественное значение. Существуют лишь рабочие инструменты, требующие различных издержек в зависимости от возраста и пола.
Một khi người thợ đã bị chủ xưởng bóc lột và đã được trả tiền công rồi thì anh ta lại trở thành miếng mồi cho các phần tử khác trong giai cấp tư sản: chủ nhà thuê, chủ hiệu bán lẻ, kẻ cho vay nặng lãi,…
Когда заканчивается эксплуатация рабочего фабрикантом и рабочий получает, наконец, наличными свою заработную плату, на него набрасываются другие части буржуазии — домовладелец, лавочник, ростовщик и т. п.
Những nhà tiểu công nghiệp, tiểu thương nghiệp và người thực lợi nhỏ, thợ thủ công và nông dân là những tầng lớp dưới của tầng lớp trung đẳng xa kia, đều bị rơi xuống hàng ngũ giai cấp vô sản, một phần vì số vốn ít ỏi của họ không đủ cho phép họ quản lý những xí nghiệp, nên họ bị sự cạnh tranh của bọn tư bản hơn đánh bại, một phần vì sự khéo léo nhà nghề của họ bị những phương pháp sản xuất mới làm giảm giá trị đi. Thành thử giai cấp vô sản được tuyển mộ trong tất cả các giai cấp của dân cư.
Низшие слои среднего сословия: мелкие промышленники, мелкие торговцы и рантье, ремесленники и крестьяне — все эти классы опускаются в ряды пролетариата, частью оттого, что их маленького капитала недостаточно для ведения крупных промышленных предприятий и он не выдерживает конкуренции с более крупными капиталистами, частью потому, что их профессиональное мастерство обесценивается в результате введения новых методов производства. Так рекрутируется пролетариат из всех классов населения.
Giai cấp vô sản trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Cuộc đấu tranh của họ chống giai cấp tư sản bắt đầu ngay từ lúc họ mới ra đời.
Пролетариат проходит различные ступени развития. Его борьба против буржуазии начинается вместе с его существованием.
Thoạt đầu, cuộc đấu tranh được tiến hành bởi những công nhân riêng lẻ; kế đến, bởi những công nhân cùng một công xưởng; và sau đó, bởi những công nhân cùng một ngành công nghiệp, cùng một địa phương, chống lại người tư sản trực tiếp bóc lột họ.
Сначала борьбу ведут отдельные рабочие, потом рабочие одной фабрики, затем рабочие одной отрасли труда в одной местности против отдельного буржуа, который их непосредственно эксплуатирует.
Họ không phải chỉ đả kích vào quan hệ sản xuất tư sản mà còn đánh ngay vào cả công cụ sản xuất nữa; họ phá huỷ hàng ngoại hoá cạnh tranh với họ, đập phá máy móc, đốt các công xưởng và ra sức giành lại địa vị đã mất của người thợ thủ công thời trung cổ.
Рабочие направляют свои удары не только против буржуазных производственных отношений, но и против самих орудий производства; они уничтожают конкурирующие иностранные товары, разбивают машины, поджигают фабрики, силой пытаются восстановить потерянное положение средневекового рабочего.
Trong giai đoạn đó, giai cấp vô sản còn là một khối quần chúng sống tản mạn trong cả nước và bị cạnh tranh chia nhỏ. Nếu có lúc quần chúng công nhân tập hợp nhau lại thì đó cũng chưa phải là kết quả của sự liên hợp của chính họ, mà là kết quả của sự liên hợp của giai cấp tư sản, nó muốn đạt những mục đích chính trị cả nó, nên phải huy động toàn thể giai cấp vô sản và tạm thời có khả năng huy động được như vậy.
На этой ступени рабочие образуют рассеянную по всей стране и раздробленную конкуренцией массу. Сплочение рабочих масс пока является ещё не следствием их собственного объединения, а лишь следствием объединения буржуазии, которая для достижения своих собственных политических целей должна, и пока ещё может, приводить в движение весь пролетариат.
Bởi vậy, suốt trong giai đoạn này, những người vô sản chưa đánh kẻ thù của chính mình, mà đánh kẻ thù của kẻ thù của mình, tức là những tàn dư của chế độ quân chủ chuyên chế, bọn địa chủ, bọn tư sản phi công nghiệp, bọn tiểu tư sản. Toàn bộ sự vận động lịch sử được tập trung như vậy vào tay giai cấp tư sản; mọi thắng lợi đạt được trong những điều kiện ấy đều là thắng lợi của giai cấp tư sản.
На этой ступени пролетарии борются, следовательно, не со своими врагами, а с врагами своих врагов — с остатками абсолютной монархии, землевладельцами, непромышленными буржуа, мелкими буржуа. Всё историческое движение сосредоточивается, таким образом, в руках буржуазии; каждая одержанная в таких условиях победа является победой буржуазии.
Nhưng sự phát triển của công nghiệp không những đã làm tăng thêm số người vô sản, mà còn tập hợp họ lại thành những khối quần chúng lớn hơn; lực lượng của những người vô sản tăng thêm và họ thấy rõ lực lượng của mình hơn.
Но с развитием промышленности пролетариат не только возрастает численно; он скопляется в большие массы, сила его растёт, и он всё более её ощущает.
Máy móc càng xoá bỏ mọi sự khác nhau trong lao động và càng rút tiền công ở khắp mọi nơi xuống một mức thấp ngang nhau, thì lợi ích, điều kiện sinh hoạt của vô sản, càng dần dần ngang bằng nhau.
Интересы и условия жизни пролетариата всё более и более уравниваются по мере того, как машины всё более стирают различия между отдельными видами труда и почти всюду низводят заработную плату до одинаково низкого уровня.
Vì bọn tư sản ngày càng cạnh tranh với nhau hơn và vì khủng hoảng thương mại do sự cạnh tranh ấy sinh ra, cho nên tiền công càng trở nên bấp bênh; việc cải tiến máy móc không ngừng và ngày càng nhanh chóng hơn làm cho tình cảnh của công nhân ngày càng bấp bênh, những cuộc xung đột cá nhân giữa công nhân và tư sản ngày càng có tính chất những cuộc xung đột giữa hai giai cấp.
Возрастающая конкуренция буржуа между собою и вызываемые ею торговые кризисы ведут к тому, что заработная плата рабочих становится всё неустойчивее; всё быстрее развивающееся, непрерывное совершенствование машин делает жизненное положение пролетариев всё менее обеспеченным; столкновения между отдельным рабочим и отдельным буржуа всё более принимают характер столкновений между двумя классами.
Công nhân bắt đầu thành lập những Liên minh (Công đoàn) chống lại bọn tư sản để bảo vệ tiền công của mình. Thậm chí họ đi tới chỗ lập thành những đoàn thể thường trực để sẵn sàng đối phó, khi những cuộc xung đột bất ngờ xảy ra. Đây đó, đấu tranh nổ thành bạo động.
Рабочие начинают с того, что образуют коалиции против буржуа; они выступают сообща для защиты своей заработной платы. Они основывают даже постоянные ассоциации для того, чтобы обеспечить себя средствами на случай возможных столкновений. Местами борьба переходит в открытые восстания.
Đôi khi công nhân thắng; nhưng đó là một thắng lợi tạm thời. Kết quả thực sự của những cuộc đấu tranh của họ là sự đoàn kết ngày càng rộng của những người lao động, hơn là sự thành công tức thời.
Рабочие время от времени побеждают, но эти победы лишь преходящи. Действительным результатом их борьбы является не непосредственный успех, а всё шире распространяющееся объединение рабочих.
Việc tăng thêm phương tiện giao thông do đại công nghiệp tạo ra, giúp cho công nhân các địa phương tiếp xúc với nhau, đã làm cho sự đoàn kết đó được dễ dàng. Mà chỉ tiếp xúc như vậy cũng đủ để tập trung nhiều cuộc đấu tranh địa phương, đâu đâu cũng mang tính chất giống nhau, thành một cuộc đấu tranh toàn quốc, thành một cuộc đấu tranh giai cấp.
Ему способствуют всё растущие средства сообщения, создаваемые крупной промышленностью и устанавливающие связь между рабочими различных местностей. Лишь эта связь и требуется для того, чтобы централизовать многие местные очаги борьбы, носящей повсюду одинаковый характер, и слить их в одну национальную, классовую борьбу.
Nhưng bất cứ cuộc đấu tranh giai cấp nào cũng là một cuộc đấu tranh chính trị, và sự đoàn kết mà những thị dân thời trung cổ đã phải mất hàng thế kỷ mới xây dựng được bằng những con đường làng nhỏ hẹp của họ, thì những người vô sản hiện đại chỉ xây dựng trong một vài năm, nhờ có đường sắt.
А всякая классовая борьба есть борьба политическая. И объединение, для которого средневековым горожанам с их просёлочными дорогами требовались столетия, достигается современными пролетариями, благодаря железным дорогам, в течение немногих лет.
Sự tổ chức như vậy của người vô sản thành giai cấp và do đó thành chính đảng, luôn luôn bị sự cạnh tranh giữa công nhân với nhau phá vỡ. Nhưng nó luôn luôn được tái lập và luôn luôn mạnh mẽ hơn, vững chắc hơn, hùng mạnh hơn. Nó lợi dụng những bất hoà trong nội bộ giai cấp tư sản để buộc giai cấp tư sản phải thừa nhận, bằng luật pháp, một số quyền lợi của giai cấp công nhân : chẳng hạn như đạo luật 10 giờ ở Anh.
Эта организация пролетариев в класс, и тем самым — в политическую партию, ежеминутно вновь разрушается конкуренцией между самими рабочими. Но она возникает снова и снова, становясь каждый раз сильнее, крепче, могущественнее. Она заставляет признать отдельные интересы рабочих в законодательном порядке, используя для этого раздоры между отдельными слоями буржуазии. Например, закон о десятичасовом рабочем дне в Англии.
Nói chung, những xung đột xảy ra trong xã hội cũ đã giúp bằng nhiều cách cho giai cấp vô sản phát triển. Giai cấp tư sản sống trong một trạng thái chiến tranh không ngừng : trước hết chống lại quý tộc; sau đó, chống lại các bộ phận của chính ngay giai cấp tư sản mà quyền lợi xung đột với sự tiến bộ của công nghiệp, và cuối cùng, luôn luôn chống lại giai cấp tư sản của tất cả các nước ngoài.
Вообще столкновения внутри старого общества во многих отношениях способствуют процессу развития пролетариата. Буржуазия ведёт непрерывную борьбу: сначала против аристократии, позднее против тех частей самой же буржуазии, интересы которых приходят в противоречие с прогрессом промышленности, и постоянно — против буржуазии всех зарубежных стран.
Trong hết thảy những cuộc đấu tranh ấy, giai cấp tư sản tự thấy mình buộc phải kêu gọi giai cấp vô sản, yêu cầu họ giúp sức, và do đó, lôi cuốn họ vào phong trào chính trị. Thành thử giai cấp tư sản đã cung cấp cho những người vô sản một phần những tri thức chính trị và những tri thức phổ thông của bản thân nó, nghĩa là những vũ khí chống lại bản thân nó.
Во всех этих битвах она вынуждена обращаться к пролетариату, призывать его на помощь и вовлекать его таким образом в политическое движение. Она, следовательно, сама передаёт пролетариату элементы своего собственного образования, т. е. оружие против самой себя.
Hơn nữa, như chúng ta vừa thấy, từng bộ phận trọn vẹn của giai cấp thống trị bị sự tiến bộ của công nghiệp đẩy vào hàng ngũ giai cấp vô sản, hay ít ra thì cũng bị đe doạ về mặt những điều kiện sinh hoạt của họ. Những bộ phận ấy cũng đem lại cho giai cấp vô sản nhiều tri thức.
Далее, как мы видели, прогресс промышленности сталкивает в ряды пролетариата целые слои господствующего класса или, по крайней мере, ставит под угрозу условия их жизни. Они также приносят пролетариату большое количество элементов образования.
Cuối cùng, lúc mà đấu tranh giai cấp tiến gần đến giờ quyết định thì quá trình tan rã của giai cấp thống trị, của toàn xã hội cũ, mang một tính chất dữ dội và khốc liệt đến nỗi một bộ phận nhỏ của giai cấp thống trị tách ra khỏi giai cấp này và đi theo giai cấp của cách mạng, đi theo giai cấp đang nắm tương lai trong tay.
Наконец, в те периоды, когда классовая борьба приближается к развязке, процесс разложения внутри господствующего класса, внутри всего старого общества принимает такой бурный, такой резкий характер, что небольшая часть господствующего класса отрекается от него и примыкает к революционному классу, к тому классу, которому принадлежит будущее.
Cũng như xa kia, một bộ phận của quý tộc chạy sang hàng ngũ giai cấp tư sản; ngày nay, một bộ phận của giai cấp tư sản cũng chạy sang hàng ngũ giai cấp vô sản, đó là bộ phận những nhà tư tưởng tư sản đã vươn lên nhận thức được, về mặt lý luận, toàn bộ quá trình vận động lịch sử.
Вот почему, как прежде часть дворянства переходила к буржуазии, так теперь часть буржуазии переходит к пролетариату, именно — часть буржуа-идеологов, которые возвысились до теоретического понимания всего хода исторического движения.
Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp.
Из всех классов, которые противостоят теперь буржуазии, только пролетариат представляет собой действительно революционный класс. Все прочие классы приходят в упадок и уничтожаются с развитием крупной промышленности, пролетариат же есть её собственный продукт.
Các tầng lớp trung đẳng là những tiểu công nghiệp, tiểu thương, thợ thủ công và nông dân, tất cả đều đấu tranh chống giai cấp tư sản để cứu lấy sự sống của họ với tính cách là những tầng lớp trung đẳng. Cho nên họ không cách mạng mà bảo thủ. Thậm chí, hơn thế nữa, họ lại là phản động: họ tìm cách làm cho bánh xe lịch sử quay ngược trở lại.
Средние сословия: мелкий промышленник, мелкий торговец, ремесленник и крестьянин — все они борются с буржуазией для того, чтобы спасти свое существование от гибели, как средних сословий. Они, следовательно, не революционны, а консервативны. Даже более, они реакционны: они стремятся повернуть назад колесо истории.
Nếu họ có thái độ cách mạng thì cũng chỉ trong chừng mực là họ thấy họ sẽ phải rơi vào hàng ngũ giai cấp vô sản: lúc đó, họ bảo vệ lợi ích tương lai của họ, chứ không phải lợi ích hiện tại của họ, họ từ bỏ quan niệm của chính họ để đứng trên quan điểm của giai cấp vô sản.
Если они революционны, то постольку, поскольку им предстоит переход в ряды пролетариата, поскольку они защищают не свои настоящие, а свои будущие интересы, поскольку они покидают свою собственную точку зрения для того, чтобы встать на точку зрения пролетариата.
Còn tầng lớp vô sản lưu manh, cái sản phẩm tiêu cực ấy của sự thối rữa của những tầng lớp bên dưới nhất trong xã hội cũ, thì đây đó, có thể được cách mạng vô sản lôi cuốn vào phong trào, nhưng điều kiện sinh hoạt của họ lại khiến họ sẵn sàng bán mình cho những mưu đồ của phe phản động.
Люмпен-пролетариат, этот пассивный продукт гниения самых низших слоёв старого общества, местами вовлекается пролетарской революцией в движение, но в силу всего своего жизненного положения он гораздо более склонен продавать себя для реакционных козней.
Điều kiện sinh hoạt của xã hội cũ đã bị xoá bỏ trong những điều kiện sinh hoạt của giai cấp vô sản. Người vô sản không có tài sản; Quan hệ giữa anh ta với vợ con không còn giống một chút nào so với quan hệ gia đình tư sản; lao động công nghiệp hiện đại, tình trạng người công dân làm nô lệ cho tư bản, ở Anh cũng như ở Pháp, ở Mỹ cũng như ở Đức, làm cho người vô sản mất hết mọi tính chất dân tộc.
Жизненные условия старого общества уже уничтожены в жизненных условиях пролетариата. У пролетария нет собственности; его отношение к жене и детям не имеет более ничего общего с буржуазными семейными отношениями; современный промышленный труд, современное иго капитала, одинаковое как в Англии, так и во Франции, как в Америке, так и в Германии, стёрли с него всякий национальный характер.
Luật pháp, đạo đức, tôn giáo đều bị người vô sản coi là những thành kiến tư sản che giấu những lợi ích tư sản.
Законы, мораль, религия — всё это для него не более как буржуазные предрассудки, за которыми скрываются буржуазные интересы.
Tất cả những giai cấp trước kia sau khi chiếm được chính quyền, đều ra sức củng cố địa vị mà họ đã nắm được bằng cách bắt toàn xã hội tuân theo những điều kiện đảm bảo cho phương thức chiếm hữu của chính chúng.
Все прежние классы, завоевав себе господство, стремились упрочить уже приобретённое ими положение в жизни, подчиняя всё общество условиям, обеспечивающим их способ присвоения.
Những người vô sản chỉ có thể giành được những lực lượng sản xuất xã hội bằng cách xoá bỏ phương thức chiếm hữu hiện nay của chính mình, và do đấy, xoá bỏ toàn bộ phương thức chiếm hữu nói chung đã tồn tại từ trước đến nay. Những người vô sản chẳng có gì là của mình để bảo vệ cả, họ phải phá huỷ hết thảy những cái gì, từ trước đến nay, vẫn bảo đảm và bảo vệ chế độ tư hữu.
Пролетарии же могут завоевать общественные производительные силы, лишь уничтожив свой собственный нынешний способ присвоения, а тем самым и весь существовавший до сих пор способ присвоения в целом. У пролетариев нет ничего своего, что надо было бы им охранять, они должны разрушить всё, что до сих пор охраняло и обеспечивало частную собственность.
Tất cả những phong trào lịch sử, từ trước tới nay, đều là do thiểu số thực hiện, hoặc đều mưu cầu lợi ích cho thiểu số. Phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu cầu lợi ích cho khối đại đa số.
Все до сих пор происходившие движения были движениями меньшинства или совершались в интересах меньшинства. Пролетарское движение есть самостоятельное движение огромного большинства в интересах огромного большинства.
Giai cấp vô sản, tầng lớp ở bên dưới nhất của xã hội hiện tại, không thể vùng dậy, vươn mình lên nếu không làm nổ tung toàn bộ cái thượng tầng kiến trúc bao gồm những tầng lớp cấu thành xã hội
Пролетариат, самый низший слой современного общества, не может подняться, не может выпрямиться без того, чтобы при этом не взлетела на воздух вся возвышающаяся над ним надстройка из слоёв, образующих официальное общество.
Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, dù về mặt nội dung, không phải là một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc. Đương nhiên là trước hết, giai cấp vô sản mỗi nước phải thanh toán xong giai cấp tư sản nước mình đã.
Если не по содержанию, то по форме борьба пролетариата против буржуазии является сначала борьбой национальной. Пролетариат каждой страны, конечно, должен сперва покончить со своей собственной буржуазией.
Trong khi phác ra những nét lớn của các giai đoạn phát triển của giai cấp vô sản, chúng tôi đã nghiên cứu cuộc nội chiến ít nhiều mạng tính chất ngấm ngầm trong xã hội hiện nay cho đến khi cuộc nội chiến ấy nổ bung ra thành cách mạng công khai, mà giai cấp vô sản thiết lập sự thống trị của mình bằng cách dùng bạo lực lật đổ giai cấp tư sản.
Описывая наиболее общие фазы развития пролетариата, мы прослеживали более или менее прикрытую гражданскую войну внутри существующего общества вплоть до того пункта, когда она превращается в открытую революцию, и пролетариат основывает своё господство посредством насильственного ниспровержения буржуазии.
Tất cả những xã hội trước kia, như chúng ta đã thấy, đều dựa trên sự đối kháng giữa các giai cấp áp bức và các giai cấp bị áp bức. Nhưng muốn áp bức một giai cấp nào đó thì cần phải bảo đảm cho giai cấp ấy những điều kiện sinh sống khiến cho họ chí ít, cũng có thể sống được trong vòng nô lệ.
Все доныне существовавшие общества основывались, как мы видели, на антагонизме между классами угнетающими и угнетёнными. Но, чтобы возможно было угнетать какой-либо класс, необходимо обеспечить условия, при которых он мог бы влачить, по крайней мере, своё рабское существование.
Người nông nô trong chế độ nông nô, đã tiến tới chỗ trở nên một thành viên của công xã, cũng như tiểu tư sản đã vươn tới địa vị người tư sản, dưới ách của chế độ chuyên chế phong kiến.
Крепостной в крепостном состоянии выбился до положения члена коммуны так же, как мелкий буржуа под ярмом феодального абсолютизма выбился до положения буржуа.
Người công nhân hiện đại, trái lại, đã không vươn lên được cùng với sự tiến bộ của công nghiệp, mà còn luôn luôn rơi xuống thấp hơn, dưới cả những điều kiện sinh sống của chính giai cấp họ. Người lao động trở thành một người nghèo khổ, và nạn nghèo khổ còn tăng lên nhanh hơn là dân số và của cải.
Наоборот, современный рабочий с прогрессом промышленности не поднимается, а всё более опускается ниже условий существования своего собственного класса. Рабочий становится паупером, и пауперизм растёт ещё быстрее, чем население и богатство.
Vậy hiển nhiên là giai cấp tư sản không có khả năng tiếp tục làm tròn vai trò giai cấp thống trị của mình trong toàn xã hội và buộc toàn xã hội phải chịu theo điều kiện sinh sống của giai cấp mình, coi đó là một quy luật chi phối tất cả. Nó không thể thống trị được nữa, vì nó không có thể đảm bảo cho người nô lệ của nó ngay cả một mức sống nô lệ, vì nó đã buộc phải để người nô lệ ấy rơi xuống tình trạng khiến nó phải nuôi người nô lệ ấy, chứ không phải người nô lệ ấy phải nuôi nó. Xã hội không thể sống dưới sự thống trị của giai cấp tư sản nữa, như thế có nghĩa là sự tồn tại của giai cấp tư sản không còn tương dung với sự tồn tại của xã hội nữa.
Это ясно показывает, что буржуазия не способна оставаться долее господствующим классом общества и навязывать всему обществу условия существования своего класса в качестве регулирующего закона. Она не способна господствовать, потому что не способна обеспечить своему рабу даже рабского уровня существования, потому что вынуждена дать ему опуститься до такого положения, когда она сама должна его кормить, вместо того чтобы кормиться за его счёт. Общество не может более жить под её властью, т. е. её жизнь несовместима более с обществом.
Điều kiện căn bản của sự tồn tại và sự thống trị của giai cấp tư sản là sự tích luỹ của cải vào tay những tư nhân, là sự hình thành và tăng thêm tư bản. Điều kiện tồn tại của tư bản là lao động làm thuê. Lao động làm thuê hoàn toàn dựa vào sự cạnh tranh giữa công nhân với nhau.
Основным условием существования и господства класса буржуазии является накопление богатства в руках частных лиц, образование и увеличение капитала. Условием существования капитала является наёмный труд. Наёмный труд держится исключительно на конкуренции рабочих между собой.