Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản / Маніфест камуністычнай партыі — in Vietnamese and Belorussian. Page 2

Vietnamese-Belorussian bilingual book

Karl Marx, Friedrich Engels

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

Карл Маркс, Фрыдрых Энгельс

Маніфест камуністычнай партыі

Sự tiến bộ của công nghiệp mà giai cấp tư sản là người đại diện mặc nhiên của nó và không đủ sức chống lại nó đem sự đoàn kết cách mạng của công nhân do liên hợp lại mà có, thay cho sự chia rẽ của công nhân do cạnh tranh giữa họ gây nên.

Прагрэс прамысловасці, міжвольным носьбітам якога з’яўляецца буржуазія, бяссільная яму супраціўляцца, ставіць на месца раз’яднання рабочых канкурэнцыяй рэвалюцыйнае аб’яднанне іх пры дапамозе асацыяцыі.

Như vậy, cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, chính cái nền tảng trên đó giai cấp tư sản đã sản xuất và chiến hữu sản phẩm của nó, đã bị phá sập dưới chân giai cấp tư sản. Trước hết, giai cấp tư sản sản sinh ra những người đào huyệt chôn chính nó. Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu.

Такім чынам, з развіццём буйной прамысловасці з-пад ног буржуазіі вырываецца сама аснова, на якой яна вырабляе і прысвойвае прадукты. Яна параджае перш за ўсё сваіх уласных магільшчыкаў. Яе гібель і перамога пралетарыяту аднолькава непазбежны.

Phần II. Những người vô sản và những người cộng sản

II. Пралетарыі і камуністы

Quan hệ giữa người cộng sản với những người vô sản nói chung như thế nào?

У якіх адносінах стаяць камуністы да пралетарыяў наогул?

Những người cộng sản không phải là một đảng riêng biệt, đối lập với các đảng công nhân khác.

Камуністы не з’яўляюцца асобай партыяй, якая процістаіць іншым рабочым партыям.

Họ tuyệt nhiên không có một lợi ích nào tách khỏi lợi ích của toàn thể giai cấp vô sản.

У іх няма ніякіх інтарэсаў, асобных ад інтарэсаў усяго пралетарыяту ў цэлым.

Họ không đặt ra những nguyên tắc riêng biệt nhằm khuôn phong trào vô sản theo những nguyên tắc ấy.

Яны не выстаўляюць ніякіх асобых прынцыпаў, пад якія яны хацелі б падагнаць пралетарскі рух.

Những người cộng sản chỉ khác với các đảng vô sản khác trên hai điểm:
• Một là, trong các cuộc đấu tranh của những người vô sản thuộc các dân tộc khác nhau, họ đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản;
• Hai là, trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đấu tranh giữa vô sản và tư sản, họ luôn luôn đại biểu cho lợi ích của toàn bộ phong trào.

Камуністы адрозніваюцца ад астатніх пралетарскіх партый толькі тым, што, з аднаго боку, у барацьбе пралетарыяў розных нацый яны выдзяляюць і адстойваюць агульныя, не залежныя ад нацыянальнасці інтарэсы ўсяго пралетарыяту; з другога боку, тым, што на розных ступенях развіцця, праз якія праходзіць барацьба пралетарыяту з буржуазіяй, яны заўсёды з’яўляюцца прадстаўнікамі інтарэсаў руху ў цэлым.

Vậy là về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản.

Камуністы, значыць, на практыцы з’яўляюцца самай рашучай часткай рабочых партый усіх краін, якая заўсёды заахвочвае да руху наперад, а ў тэарэтычных адносінах у іх перад астатняй масай пралетарыяту перавага ў разуменні ўмоў, ходу і агульных вынікаў пралетарскага руху.

Mục đích trước mắt của những người cộng sản cũng là mục đích trước mắt của tất cả các đảng vô sản khác: tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền.

Бліжэйшая мэта камуністаў тая ж самая, што і ўсіх астатніх пралетарскіх партый: фарміраванне пралетарыяту ў клас, звяржэнне панавання буржуазіі, заваяванне пралетарыятам палітычнай улады.

Những quan điểm lý luận của những người cộng sản tuyệt nhiên không dựa trên những ý niệm, những nguyên lý do một nhà cải cách thế giới nào phát minh hay phát hiện ra.

Тэарэтычныя палажэнні камуністаў ні ў якой меры не грунтуюцца на ідэях, прынцыпах, выдуманых ці адкрытых тым або іншым абнавіцелем свету.

Những nguyên lý ấy chỉ biểu hiện khái quát của những quan hệ thực tại của một cuộc đấu tranh giai cấp hiện có, của một sự vận động lịch sử đang diễn ra trước mắt chúng ta, việc xoá bỏ những quan hệ sở hữu đã tồn tại trước kia không phải là cái gì đặc trưng vốn có của chủ nghĩa cộng sản.

Яны з’яўляюцца толькі агульным выражэннем сапраўдных адносін класавай барацьбы, якая адбываецца, выражэннем гістарычнага руху, што ажыццяўляецца на нашых вачах. Знішчэнне раней існаваўшых адносін уласнасці не з’яўляецца нечым уласцівым выключна камунізму.

Tất cả những quan hệ sở hữu đã trải qua những thay đổi liên tiếp, những cải biến liên tiếp trong lịch sử.

Усе адносіны ўласнасці падвяргаліся пастаяннай гістарычнай змене, пастаянным гістарычным змяненням.

Chẳng hạn, cách mạng Pháp đã xoá bỏ chế độ sở hữu phong kiến và bênh vực chế độ sở hữu tư sản.

Напрыклад, французская рэвалюцыя адмяніла феадальную ўласнасць, замяніўшы яе ўласнасцю буржуазнай.


Адметнай рысай камунізму з’яўляецца не адмена ўласнасці наогул, а адмена буржуазнай уласнасці.

Nhưng chế độ tư hữu tư sản hiện thời, lại là biểu hiện cuối cùng và đầy đủ nhất của phương thức sản xuất và chiếm hữu sản phẩm dựa trên những đối kháng giai cấp, trên cơ sở những người này bóc lột những người kia

Але сучасная буржуазная прыватная ўласнасць ёсць апошняе і самае поўнае выражэнне такой вытворчасці і прысваення прадуктаў, якое трымаецца на класавых антаганізмах, на эксплуатацыі адных другімі.

Theo ý nghĩa đó, những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành một luận điểm duy nhất này là: xoá bỏ chế độ tư hữu.

У гэтым сэнсе камуністы могуць выразіць сваю тэорыю адным палажэннем: знішчэнне прыватнай уласнасці.

Người ta trách những người cộng sản chúng tôi là muốn xoá bỏ sở hữu do cá nhân mỗi người làm ra, kết quả lao động của cá nhân, sở hữu mà người ta bảo là cơ sở của mọi tự do, mọi hoạt động và mọi sự độc lập của cá nhân.

Нас, камуністаў, папракалі ў тым, што мы хочам знішчыць уласнасць, асабіста набытую, здабытую сваёй працай, уласнасць, якая ўтварае аснову ўсякай асабістай свабоды, дзейнасці і самастойнасці.

Cái sở hữu làm ra, kiếm được một cách lương thiện và do lao động của bản thân tạo ra ! Phải chăng người ta muốn nói đến cái hình thức sở hữu có trước sở hữu tư sản, tức là sở hữu của người tiểu tư sản, của người tiểu nông? Chúng tôi có cần gì phải xoá bỏ cái đó, sự phát triển của công nghiệp đã xoá bỏ và hàng ngày vẫn tiếp tục xoá bỏ cái đó rồi.

Заробленая, сумленна нажытая, здабытая сваёй працай уласнасць! Ці гаворыце вы аб дробнабуржуазнай, дробнасялянскай уласнасці, якая папярэднічала ўласнасці буржуазнай? Нам няма патрэбы яе знішчаць, развіццё прамысловасці яе знішчыла і знішчае дзень пры дні.

Hay là người ta muốn nói đến chế độ tư hữu tư sản hiện thời.

Ці, можа, вы гаворыце аб сучаснай буржуазнай прыватнай уласнасці?

Nhưng phải chăng lao động làm thuê, lao động của người vô sản, lại tạo ra sở hữu cho người vô sản? Tuyệt đối không. Nó tạo ra tư bản, tức là cái sở hữu bóc lột lao động làm thuê, cái sở hữu chỉ có thể tăng thêm với điều kiện là phải sản xuất ra lao động làm thuê mới để lại bóc lột lao động làm thuê đó.

Але хіба наёмная праца, праца пралетарыя, стварае яму ўласнасць? Ні ў якім разе. Яна стварае капітал, г. зн. уласнасць, якая эксплуатуе наёмную працу, уласнасць, якая можа павялічвацца толькі пры ўмове, што яна параджае новую наёмную працу, каб зноў яе эксплуатаваць.

Trong hình thái hiện tại của nó, sở hữu vận động trong sự đối lập giữa hai cực: tư bản và lao động. Chúng ta hãy xét hai cực của sự đối lập ấy.

Уласнасць у яе сучасным выглядзе рухаецца ў процілегласці паміж капіталам і наёмнай працай. Разгледзім жа абодва бакі гэтай процілегласці.

Trở thành nhà tư bản có nghĩa là không những chỉ chiếm một địa vị thuần tuý cá nhân, mà còn chiếm một địa vị xã hội trong sản xuất. Tư bản là một sản phẩm tập thể và nó chỉ có thể vận động được là nhờ sự hoạt động chung của nhiều thành viên trong xã hội, xét đến cùng, là nhờ sự hoạt động chung của tất cả các thành viên trong xã hội.

Быць капіталістам — значыць займаць у вытворчасці не толькі чыста асабістае, але і грамадскае становішча. Капітал — гэта калектыўны прадукт і можа быць прыведзены ў рух толькі сумеснай дзейнасцю многіх членаў грамадства, а ў канчатковым выніку — толькі сумеснай дзейнасцю ўсіх членаў грамадства.

Vậy tư bản không phải là một lực lượng cá nhân, nó là một lực lượng xã hội.

Такім чынам, капітал — не асабістая, а грамадская сіла.

Cho nên, nếu tư bản biến thành sở hữu tập thể thuộc tất cả mọi thành viên trong xã hội thì đó không phải là một sở hữu cá nhân chuyển thành sở hữu xã hội. Chỉ có tính chất xã hội của sở hữu là thay đổi thôi. Sở hữu mất tính chất giai cấp của nó.

Значыць, калі капітал будзе ператвораны ў калектыўную, усім членам грамадства прыналежную, уласнасць, то гэта не будзе ператварэннем асабістай уласнасці ў грамадскую. Зменіцца толькі грамадскі характар уласнасці. Яна страціць свой класавы характар.

Bây giờ chúng ta nói đến lao động làm thuê.

Пяройдзем да наёмнай працы.

Giá cả trung bình của lao động làm thuê là số tiền công tối thiểu, nghĩa là tổng số tư liệu sinh hoạt cần thiết cho công nhân duy trì đời sống với tính cách là công nhân. Cho nên cái mà người công nhân làm thuê chiếm hữu được bằng hoạt động của mình cũng chỉ vừa đủ để tái xuất ra đời sống mà thôi.

Сярэдняя цана наёмнай працы ёсць мінімум заработнай платы, г. зн. сума жыццёвых сродкаў, неабходных для захавання жыцця рабочага як рабочага. Значыць, тaro, што наёмны рабочы прысвойвае ў выніку сваёй дзейнасці, ледзь хапае для ўзнаўлення яго жыцця.

Chúng tôi tuyệt không muốn xoá bỏ sự chiếm hữu cá nhân ấy về những sản phẩm của lao động, cần thiết để tái xuất ra đời sống, vì sự chiếm hữu ấy không đẻ ra một khoản dư nào có thể đem lại một quyền lực chi phối lao động của người khác. Điều chúng tôi muốn, là xoá bỏ tính chất bi thảm của các phương thức chiếm hữu nó khiến cho người công nhân chỉ sống để làm tăng thêm tư bản, và chỉ sống trong chừng mực mà những lợi ích của giai cấp thống trị đòi hỏi.

Мы зусім не маем намеру знішчыць гэта асабістае прысваенне прадуктаў працы, што служаць непасрэдна для ўзнаўлення жыцця, прысваенне, не пакідаючае ніякага лішку, які мог бы стварыць уладу над чужой працай. Мы хочам знішчыць толькі нікчэмны характар такога прысваення, калі рабочы жыве толькі для таго, каб павялічваць капітал, і жыве ўсяго пастолькі, паколькі гэтага патрабуюць інтарэсы пануючага класа.

Trong xã hội tư sản, lao động sống chỉ là một phương tiện để tăng thêm lao động tích luỹ. Trong xã hội cộng sản, lao động tích luỹ chỉ là một phương tiện để mở rộng, làm phong phú hoặc làm giảm nhẹ cho quá trình sống của những người lao động.

У буржуазным грамадстве жывая праца ёсць толькі сродак павялічваць накопленую працу. У камуністычным грамадстве накопленая праца — гэта толькі сродак расшыраць, узбагачаць, аблягчаць жыццёвы працэс рабочых.

Như vậy, trong xã hội tư sản, quá khứ chi phối hiện tại; còn trong xã hội cộng sản thì chính hiện tại chi phối quá khứ. Trong xã hội tư sản, tư bản có tính độc lập và cá tính, còn cá nhân người lao động lại mất tính độc lập và cá tính.

Такім чынам, у буржуазным грамадстве мінулае пануе над сучасным, у камуністычным грамадстве — сучаснае над мінулым. У буржуазным грамадстве капітал уладае самастойнасцю і індывідуальнасцю, між тым як працоўны індывідуум пазбаўлены самастойнасці і абязлічаны.

Và chính việc xoá bỏ những quan hệ như thế, là việc mà giai cấp tư sản cho là xoá bỏ cá tính và tự do! mà cũng có lý đấy. Vì quả thật vấn đề là phải xoá bỏ cá tính tư sản, tính độc lập tư sản và tự do tư sản.

I знішчэнне гэтых адносін буржуазія называе скасаваннем асобы і свабоды! Яна мае рацыю. Сапраўды, гаворка ідзе аб скасаванні буржуазнай асобы, буржуазнай самастойнасці і буржуазнай свабоды.

Trong khuôn khổ những quan hệ sản xuất tư sản hiện tại thì tự do có nghĩa là tự do buôn bán, tự do mua và bán.

Пад свабодай, у рамках цяперашніх буржуазных вытворчых адносін, разумеюць свабоду гандлю, свабоду куплі і продажу.

Nhưng nếu buôn bán không còn thì buôn bán tự do cũng không còn nữa. Vả lại, tất cả những luận điệu về tự do buôn bán, cũng như tất cả các lời nói khoa trương khác của các nhà tư sản của chúng ta nói về tự do, nói chung chỉ có ý nghĩa, khi đem đối chiếu với việc buôn bán bị cản trở, với những người thị dân bị nô dịch ở thời trung cổ mà thôi; Những luận điệu và lời nói đó không còn ý nghĩa gì nữa, khi vấn đề đặt ra là chủ nghĩa cộng sản phải xoá bỏ buôn bán, xoá bỏ những quan hệ sản xuất tư sản và xoá bỏ ngay cả giai cấp tư sản nữa.

Але з падзеннем гандлярства падзе і свабоднае гандлярства. Размовы аб свабодным гандлярстве, як і ўсе іншыя напышлівыя размовы нашых буржуа аб свабодзе, маюць наогул сэнс толькі ў адносінах да несвабоднага гандлярства, да заняволенага гараджаніна сярэдневякоўя, а не ў адносінах да камуністычнага знішчэння гандлярства, буржуазных вытворчых адносін і самой буржуазіі.

Các ông hoảng lên, vì chúng tôi muốn xoá bỏ chế độ tư hữu. Nhưng trong xã hội hiện nay của các ông, chế độ tư hữu đã bị xoá bỏ đối với chín phần mười số thành viên của xã hội đó rồi; chính vì nó không tồn tại đối với số chín phần mười ấy, nên nó mới tồn tại được.

Вам здаецца жахлівым тое, што мы хочам знішчыць прыватную ўласнасць. Але ў вашым цяперашнім грамадстве прыватная ўласнасць знішчана для дзевяці дзесятых яго членаў; яна існуе іменна дзякуючы таму, што не існуе для дзевяці дзесятых.

Như vậy, các ông trách chúng tôi là muốn xoá bỏ một hình thức sở hữu chỉ có thể tồn tại với điều kiện tất yếu là tuyệt đại đa số bị tước mất hết mọi sở hữu.

Вы папракаеце нас, значыць, у тым, што мы хочам знішчыць уласнасць, якая прадугледжвае ў якасці неабходнай умовы адсутнасць уласнасці ў велізарнай большасці грамадства.

Nói tóm loại, ông buộc tội chúng tôi là muốn xoá bỏ sở hữu riêng của các ông. Quả thật, đó chính là điều chúng tôi muốn.

Адным словам, вы папракаеце нас у тым, што мы хочам знішчыць вашу ўласнасць. Так, мы сапраўды хочам гэта зрабіць.

Khi mà lao động không còn có thể biến thành tư bản, thành tiền bạc, thành địa tô, tóm lại, thành quyền lực xã hội có thể biến thành độc quyền được, nói tóm lại, khi mà sở hữu cá nhân không còn có thể biến thành sở hữu tư sản được nữa thì lúc đó, thì các ông tuyên bố rằng cá nhân bị thủ tiêu.

3 таго моманту, калі нельга будзе больш ператвараць працу ў капітал, у грошы, у зямельную рэнту, карацей — у грамадскую сілу, якую можна манапалізаваць, г. зн. з таго моманту, калі асабістая ўласнасць не зможа больш ператварацца ў буржуазную ўласнасць,— з гэтага моманту, заяўляеце вы, асоба знішчана.

Như vậy là các ông thú nhận rằng khi các ông nói đến cá nhân, là các ông chỉ muốn nói đến người tư sản, người tư hữu tư sản mà thôi. Mà cái cá nhân ấy thì chắc chắn cần phải thủ tiêu đi.

Вы прызнаяцеся, значыць, што асобай вы не лічыце нікога, апрача буржуа, г. зн. буржуазнага ўласніка. Такая асоба сапраўды павінна быць знішчана.

Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái khả năng đang chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác.

Камунізм ні ў кога не адбірае магчымасці прысваення грамадскіх прадуктаў, ён адбірае толькі магчымасць пры дапамозе гэтага прысваення занявольваць чужую працу.

Người ta còn phản đối lại rằng xoá bỏ chế độ tư hữu thì mọi hoạt động sẽ ngừng lại, thì bệnh lười biếng sẽ phổ biến sẽ ngự trị.

Выстаўлялі пярэчанне, быццам са знішчэннем прыватнай уласнасці спыніцца ўсякая дзейнасць і запануе ўсеагульная ленасць.

Nếu quả như vậy thì xã hội tư sản phải sụp đổ từ lâu rồi do tình trạng lười biếng, vì trong xã hội ấy, những người lao động thì không được hưởng, mà những kẻ được hưởng lại không lao động. Tất cả sự lo ngại chung quy chỉ là luận điệu trùng phức cho rằng không còn tư bản thì cũng không còn lao động làm thuê nữa.

У такім выпадку буржуазнае грамадства павінна было б даўно загінуць ад ленасці, бо тут той, хто працуе, нічога не набывае, а той, хто набывае, не працуе. Усе гэтыя апаскі зводзяцца да таўталогіі, што няма больш наёмнай працы, паколькі не існуе больш капіталу.

Tất cả những lời phản đối nhằm chống lại phương thức cộng sản chủ nghĩa của sự sản xuất và chiếm hữu những sản phẩm vật chất được tung ra, cũng nhằm chống lại sự sản xuất và chiếm hữu những sản phẩm tinh thần.

Усе пярэчанні, накіраваныя супраць камуністычнага спосабу прысваення і вытворчасці матэрыяльных прадуктаў, пашыраюцца таксама на прысваенне і вытворчасць прадуктаў разумовай працы.

Nếu đối với người tư sản, sở hữu giai cấp bị thủ tiêu có nghĩa là chính sản xuất cũng bị thủ tiêu, thì đối với họ, văn hoá giai cấp bị thủ tiêu, cũng có nghĩa là văn hoá nói chung bị mất đi.

Падобна да таго як знішчэнне класавай уласнасці здаецца буржуа знішчэннем самой вытворчасці, так і знішчэнне класавай адукацыі для яго раўназначнае знішчэнню адукацыі наогул.

Cái văn hoá mà người tư sản than tiếc là bị tiêu diệt đi đó, thì đối với đại đa số, chỉ là việc biến họ thành vật phụ thuộc vào máy móc mà thôi.

Адукацыя, гібель якой ён аплаквае, з’яўляецца для велізарнай большасці ператварэннем у прыдатак машыны.

Nếu các ông lấy những quan điểm tư sản của các ông về tự do, về văn hoá, về luật pháp,… làm tiêu chuẩn để xét việc xoá bỏ sở hữu tư sản thì chẳng cần phải tranh cãi với chúng tôi làm gì.

Але не спрачайцеся з намі, ацэньваючы пры гэтым адмену буржуазнай уласнасці з пункту гледжання вашых буржуазных уяўленняў аб свабодзе, адукацыі, праве і г. д.

Chính những tư tưởng của các ông là sản phẩm của những quan hệ sản xuất và sở hữu tư sản, cũng như pháp quyền của các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật pháp, cái ý chí mà nội dung là do những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định.

Вашы ідэі самі з’яўляюцца прадуктам буржуазных вытворчых адносін і буржуазных адносін уласнасці, гэтак жа сама як ваша права ёсць толькі ўзведзеная ў закон воля вашага класа, воля, змест якой вызначаецца матэрыяльнымі ўмовамі жыцця вашага класа.

Cái quan niệm thiên vị khiến các ông biến những quan hệ sản xuất và quan hệ sở hữu của các ông từ quan hệ lịch sử, mang tính chất nhất thời trong quá trình phát triển của sản xuất thành những quy luật vĩnh cửu của tự nhiên và lý trí, — quan niệm ấy, các ông cũng tán đồng với tất cả các giai cấp thống trị trước đây và hiện không còn nữa. Điều mà các ông nhận thức được đối với sở hữu thời cổ đại hay sở hữu phong kiến thì đối với sở hữu tư sản, các ông lại không giám nhận thức nữa.

Ваша прадузятае ўяўленне, якое прымушае вас ператвараць свае вытворчыя адносіны і адносіны ўласнасці з адносін гістарычных, мінучых у працэсе развіцця вытворчасці, у вечныя законы прыроды і розуму, вы падзяляеце з усімі панаваўшымі раней і загінуўшымі класамі. Калі заходзіць гаворка аб буржуазнай уласнасці, вы не смееце больш зразумець таго, што здаецца вам зразумелым у адносінах уласнасці антычнай або феадальнай.

Xoá bỏ gia đình! Ngay cả những người cấp tiến cực đoan nhất cũng phẫn nộ về cái ý định xấu xa ấy của những người cộng sản.

Знішчэнне сям’і! Нават самыя крайнія радыкалы абураюцца гэтым гнюсным намерам камуністаў.

Gia đình tư sản hiện nay dựa trên cơ sở nào? Dựa trên tư bản, trên lợi nhuận cá nhân. Gia đình dưới hình thái hoàn toàn phát triển của nó, chỉ tồn tại đối với giai cấp tư sản thôi, nhưng nó lại kèm theo sự bắt buộc phải thủ tiêu mọi gia đình đối với người vô sản và kèm theo nạn mãi dâm công khai.

На чым заснавана сучасная, буржуазная сям’я? На капітале, на прыватнай нажыве. У зусім развітым выглядзе яна існуе толькі для буржуазіі; але яна знаходзіць сваё дапаўненне ў вымушанай бессямейнасці пралетарыяў і ў публічнай прастытуцыі.

Gia đình tư sản dĩ nhiên là sẽ tiêu tan cùng với cái vật bổ sung đó của nó, và cả hai cái đó đều mất đi cùng với sự tan biến của tư bản .

Буржуазная сям’я натуральна адпадае разам з адпадзеннем гэтага яе дапаўнення, і абедзве разам знікнуць са знікненнем капіталу.

Các ông trách chúng tôi muốn xoá bỏ hiện tượng cha mẹ bóc lột con cái chăng? tội ấy, chúng tôi xin nhận.

Або вы папракаеце нас у тым, што мы хочам спыніць эксплуатацыю дзяцей іх бацькамі? Мы прызнаёмся ў гэтым злачынстве.

Nhưng các ông lại bảo rằng chúng tôi muốn thủ tiêu những mối quan hệ thân thiết nhất đối với con người, bằng cách đem giáo dục xã hội thay thế cho các giáo dục gia đình.

Але вы сцвярджаеце, што, замяняючы дамашняе выхаванне грамадскім, мы хочам знішчыць самыя дарагія для чалавека адносіны.

Thế nền giáo dục của các ông, chẳng phải cũng do xã hội quyết định đó sao? chẳng phải do những quan hệ xã hội trong xác ông nuôi dạy con cái các ông, do sự can thiệp trực tiếp hay gián tiếp của xã hội thông qua nhà trường,… quyết định gì?

А хіба ваша выхаванне не вызначаецца грамадствам? Хіба яно не вызначаецца грамадскімі адносінамі, у якіх вы выхоўваеце, не вызначаецца прамым або ўскосным умяшаннем грамадства праз школу і г. д.?

Người cộng sản không bịa đặt ra tác động xã hội đối với giáo dục, họ không chỉ thay đổi tính chất của sự giáo dục ấy và kéo giáo dục ra khỏi ảnh hưởng của giai cấp thống trị mà thôi.

Камуністы не выдумляюць уплыву грамадства на выхаванне; яны толькі змяняюць характар выхавання, вырываюць яго з-пад уплыву пануючага класа.

Đại công nghiệp phát triển càng phá huỷ mọi mối quan hệ gia đình trong giai cấp vô sản và càng biến trẻ em thành những món hàng mua bán, những công cụ lao động đơn thuần, thì những lời huênh hoang của giai cấp tư sản về gia đình và giáo dục, về những mối quan hệ thân thiết gắn bó con cái với cha mẹ, lại càng trở nên ghê tởm.

Буржуазныя разглагольстваванні аб сям’і і выхаванні, аб пяшчотных адносінах паміж бацькамі і дзецьмі выклікаюць тым больш агіды, чым больш разбураюцца ўсе сямейныя сувязі ў асяроддзі пралетарыяту дзякуючы развіццю буйной прамысловасці, чым больш дзеці ператвараюцца ў простыя прадметы гандлю і рабочыя інструменты.

Nhưng bọn cộng sản các anh, muốn thực hành chế độ cộng thê, toàn thể giai cấp tư sản đồng thanh tru tréo lên như vậy.

Але вы, камуністы, хочаце ўвесці агульнасць жонак, — крычыць нам хорам уся буржуазія.

Đối với người tư sản, vợ hắn chẳng qua chỉ là một công cụ sản xuất. Cho nên nghe nói công cụ sản xuất phải được đem dùng chung thì tất nhiên là hắn kết luận rằng chính đàn bà rồi cũng phải chịu cái số phận chung là bị xã hội hoá.

Буржуа глядзіць на сваю жонку як на простую прыладу вытворчасці. Ён чуе, што прылады вытворчасці мяркуецца аддаць у агульнае карыстанне, і, вядома, не можа вызваліцца ад думкі, што і жанчын напаткае такі ж самы лёс.

Thậm chí hắn không ngờ rằng vấn đề ở đây, chính là kéo đàn bà ra khỏi vai trò hiện nay của họ là một công cụ sản xuất đơn thuần.

Ён нават і не падазрае, што гаворка ідзе якраз аб знішчэнні такога становішча жанчыны, калі яна з’яўляецца простай прыладай вытворчасці.

Vả lại, không có gì lố bịch bằng ghê sợ quá đạo đức của những nhà tư sản với cái gọi là cộng thê chính thức do những người cộng sản chủ trương. Những người cộng sản không cần phải áp dụng chế độ cộng thê, chế độ ấy hầu như đã luôn luôn tồn tại.

Між іншым, няма нічога больш смешнага за высокамаральны жах нашых буржуа адносна ўяўнай афіцыйнай агульнасці жонак у камуністаў. Камуністам няма патрэбы ўводзіць агульнасць жонак, яна існавала амаль заўсёды.

Các ngài tư sản của chúng ta chưa thoả mãn là đã sẵn có vợ và con gái của vô sản để dùng, đó là chưa kể chế độ mãi dâm công khai, các ngài ấy còn lấy việc cắm sừng lẫn nhau làm một thú vui đặc biệt.

Нашы буржуа, не задавальняючыся тым, што ў іх распараджэнні знаходзяцца жонкі і дочкі іх рабочых, не гаворачы ўжо аб афіцыйнай прастытуцыі, бачаць асаблівую асалоду ў тым, каб спакушаць жонак адзін у другога.

Hôn nhân của giai cấp tư sản thật ra là chế độ cộng thê. Có chăng người ta chỉ có thể buộc tội những người cộng sản là họ tuồng như muốn đem một chế độ cộng thê công khai và chính thức thay cho chế độ cộng thê được che đậy một cách giả nhân giả nghĩa mà thôi.

Буржуазны шлюб з’яўляецца ў сапраўднасці агульнасцю жонак. Камуністам можна было б зрабіць папрок хіба толькі ў тым, быццам яны хочуць увесці замест крывадушна-прыкрытай агульнасці жонак афіцыйную, адкрытую.

Nhưng với sự xoá bỏ những quan hệ sản xuất hiện tại thì dĩ nhiên là chế độ cộng thê do những quan hệ sản xuất ấy đẻ ra, tức là chế độ mãi dâm chính thức và không chính thức, cũng sẽ biến mất.

Але ж само сабой зразумела, што са знішчэннем цяперашніх вытворчых адносін знікне і вынікаючая з іх агульнасць жонак, г. зн. афіцыйная і неафіцыйная прастытуцыя.

Ngoài ra, người ta còn buộc tội những người cộng sản là muốn xoả bỏ tổ quốc, xoá bỏ dân tộc.

Далей, камуністаў папракаюць, быццам яны хочуць адмяніць айчыну, нацыянальнасць.

Công nhân không có tổ quốc. Người ta không thể cướp của họ cái mà họ không có. Vì giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình giành dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu.

Рабочыя не маюць айчыны. У іх нельга адабраць тое, чаго ў іх няма. Паколькі пралетарыят павінен перш за ўсё заваяваць палітычнае панаванне, узняцца да становішча нацыянальнага класа, канстытуіравацца як нацыя, ён сам пакуль яшчэ нацыянальны, хоць зусім не ў тым сэнсе, як разумее гэта буржуазія.

Với sự phát triển của giai cấp tư sản, tự do buôn bán, thị trường thế giới sự đồng đều của sản xuất công nghiệp và những điều kiện sinh hoạt thích ứng với nền sản xuất ấy thì những sự cách biệt dân tộc và những sự đối lập giữa nhân dân các nước cũng ngày càng mất đi.

Нацыянальная адасобленасць і процілегласці народаў усё больш і больш знікаюць ужо з развіццём буржуазіі, са свабодай гандлю, сусветным рынкам, з аднастайнасцю прамысловай вытворчасці і адпаведных ёй умоў жыцця.

Sự thống trị của giai cấp vô sản sẽ càng làm cho những sự cách biệt và những sự đối lập mất đi nhanh hơn. Hành động chung của giai cấp vô sản, ít ra là ở những nước văn minh, là một trong những điều kiện đầu tiên cho sự giải phóng của họ.

Панаванне пралетарыяту яшчэ больш паскорыць іх знікненне. Злучэнне намаганняў, па крайняй меры цывілізаваных краін, ёсць адна з першых умоў вызвалення пралетарыяту.

Hãy xoá bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ.

У той жа меры, у якой будзе знішчана эксплуатацыя аднаго індывідуума другім, знішчана будзе і эксплуатацыя адной нацыі другой.

Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo.

Разам з антаганізмам класаў унутры нацый знікнуць і варожыя адносіны нацый паміж сабой.

Còn những lời buộc tội chủ nghĩa cộng sản, xuất phát từ những quan điểm tôn giáo, triết học và nói chung là xuất phát từ những quan điểm tư tưởng thì không đáng phải xét kỹ.

Абвінавачанні супраць камунізму, якія выстаўляюцца з рэлігійных, філасофскіх і наогул ідэалагічных пунктаў гледжання, не заслугоўваюць падрабязнага разгляду.

Liệu có cần phải sáng suốt lắm thì mới hiểu những tư tưởng, những qua điểm và những khái niệm của con người, tóm lại là ý thức của con người, đều thay đổi cùng với mọi sự thay đổi xảy ra trong điều kiện sinh hoạt, trong quan hệ xã hội, trong đời sống xã hội của con người không?

Ці патрэбна асобая глыбакадумнасць, каб зразумець, што разам з умовамі жыцця людзей, з іх грамадскімі адносінамі, з іх грамадскім быццём змяняюцца таксама і іх уяўленні, погляды і паняцці, — адным словам, іх свядомасць?

Lịch sử tư tưởng chứng minh cái gì, nếu không phải là chứng minh rằng sản xuất tinh thần cũng biến đổi theo sản xuất vật chất? Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị.

Што ж даказвае гісторыя ідэй, як не тое, што духоўная вытворчасць пераўтвараецца разам з матэрыяльнай? Пануючымі ідэямі любога часу былі заўсёды толькі ідэі пануючага класа.

Khi người ta nói đến những tư tưởng đang cách mạng hoá cả một xã hội thì như thế là người ta chỉ nêu ra sự thật này là trong lòng xã hội cũ, những yếu tố của một xã hội mới đã hình thành là sự tan rã của những tư tưởng cũng đi đôi với sự tan rã của những điều kiện sinh hoạt cũ.

Гавораць аб ідэях, якія рэвалюцыянізуюць усё грамадства; гэтым выражаюць толькі той факт, што ўнутры старога грамадства ўтварыліся элементы новага, што поруч з разлажэннем старых умоў жыцця ідзе і разлажэнне старых ідэй.

Khi thế giới cổ đại đang suy tàn thì những tôn giáo cũ bị đạo Cơ Đốc đánh bại. Vào thế kỷ XVIII, khi tư tưởng của đạo Cơ Đốc nhường chỗ cho những tư tưởng tiến bộ thì xã hội phong kiến đang giao chiến trận cuối cùng với giai cấp tư sản, lúc bấy giờ là giai cấp cách mạng. Những tư tưởng về tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo chẳng qua chỉ nói lên thời kỳ thống trị của cạnh trạnh trong tự do lĩnh vực tri thức mà thôi.

Калі старажытны свет хіліўся да гібелі, старажытныя рэлігіі былі пераможаны хрысціянскай рэлігіяй. Калі хрысціянскія ідэі ў XVIII стагоддзі гінулі пад ударам асветніцкіх ідэй, феадальнае грамадства вяло свой смяротны бой з рэвалюцыйнай у той час буржуазіяй. Ідэі свабоды сумлення і рэлігіі выражалі ў абсягу ведаў толькі панаванне свабоднай канкурэнцыі.

Có người sẽ nói: “Cố nhiên là những quan niệm tôn giáo, đạo đức, triết học, chính trị, pháp quyền,… đã biến đổi trong tiến trình phát triển lịch sử. Nhưng tôn giáo, đạo đức, triết học, chính trị, pháp quyền, vẫn luôn luôn được bảo tồn qua những biến đổi không ngừng ấy.

«Але», скажуць нам, «рэлігійныя, маральныя, філасофскія, палітычныя, прававыя ідэі і г. д., вядома, змяняліся ў ходзе гістарычнага развіцця. Рэлігія ж, маральнасць, філасофія, палітыка, права заўсёды захоўваліся ў гэтым бесперапынным змяненні.

Vả lại, còn có những chân lý vĩnh cửu như tự do, công lý,… là những cái chung cho tất cả mọi chế độ xã hội. Thế mà chủ nghĩa cộng sản lại xoá bỏ những chân lý vĩnh cửu, xoá bỏ tôn giáo và đạo đức chứ không đổi mới hình thức của tôn giáo và đạo đức; làm như thế là nó mâu thuẫn với toàn bộ tiến trình phát triển lịch sử trước kia”.

Да таго ж існуюць вечныя ісціны, як свабода, справядлівасць і г. д., агульныя для ўсіх стадый грамадскага развіцця. Камунізм жа адмяняе вечныя ісціны, ён адмяняе рэлігію, маральнасць, замест таго каб абнавіць іх; значыць, ён супярэчыць усяму папярэдняму ходу гістарычнага развіцця».

Lời buộc tội ấy rút cục lại là gì? Lịch sử của toàn bộ các xã hội, từ trước đến nay, đều diễn ra trong những đối kháng giai cấp, những đối kháng mang hình thức khác nhau tuỳ từng thời đại.

Да чаго зводзіцца гэта абвінавачанне? Гісторыя ўсіх дагэтуль існаваўшых грамадстваў рухалася ў класавых процілегласцях, якія ў розныя эпохі складваліся па-рознаму.

Nhưng dù những đối kháng ấy mang hình thức nào đi nữa thì hiện tượng một bộ phận này của xã hội bóc lột một bộ phận khác cũng vẫn là hiện tượng chung cho tất cả các thế kỷ trước kia.

Але якія б формы яны ні набывалі, эксплуатацыя адной часткі грамадства другою з’яўляецца фактам, агульным для ўсіх мінулых стагоддзяў.

Vậy không có gì ngạc nhiên khi thấy rằng ý thức xã hội của mọi thế kỷ, mặc dù có muôn màu muôn vẻ và hết sức khác nhau, vẫn vận động trong một hình thức nào đó, trong những hình thức ý thức chỉ hoàn toàn tiêu tan khi hoàn toàn không còn có đối kháng giữa giai cấp nữa.

Не дзіўна таму, што грамадская свядомасць усіх вякоў, нягледзячы на ўсю разнастайнасць і ўсе адрозненні, рухаецца ў пэўных агульных формах, у формах свядомасці, якія зусім знікнуць толькі з канчатковым знікненнем процілегласці класаў.

Cách mạng cộng sản chủ nghĩa là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với những quan hệ sở hữu kế thừa của quá khứ; không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng trong tiến trình phát triển của nó, nó đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với những tư tưởng kế thừa của quá khứ.

Камуністычная рэвалюцыя ёсць самы рашучы разрыў з атрыманымі ў спадчыну ад мінулага адносінамі ўласнасці; не дзіўна, што ў ходзе свайго развіцця яна самым рашучым чынам парывае з ідэямі, атрыманымі ў спадчыну ад мінулага.

Nhưng hãy gác lại những lời giai cấp tư sản phản đối chủ nghĩa cộng sản.

Пакінем, аднак, пярэчанні буржуазіі супраць камунізму.

Như chúng ta đã thấy trên kia, bước thứ nhất trong cuộc cách mạng công nhân là giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị, là giành lấy dân chủ.

Мы бачылі ўжо вышэй, што першым крокам у рабочай рэвалюцыі з’яўляецца ператварэнне пралетарыяту ў пануючы клас, заваяванне дэмакратыі.

Giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước, tức là trong tay giai cấp vô sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị, và để tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất.

Пралетарыят выкарыстоўвае сваё палітычнае панаванне для таго, каб вырваць у буржуазіі крок за крокам увесь капітал, цэнтралізаваць усе прылады вытворчасці ў руках дзяржавы, г. зн. пралетарыяту, арганізаванага як пануючы клас, і як найхутчэй павялічыць суму прадукцыйных сіл.

Cố nhiên, điều đó lúc đầu chỉ có thể thực hiện bằng cách xâm phạm một cách chuyên chế vào sở hữu và những quan hệ sản xuất tư sản, nghĩa là bằng những biện pháp, mà về mặt kinh tế thì hình như không được đầy đủ và không có hiệu lực, nhưng trong tiến trình vận động, những biện pháp ấy sẽ vượt quá bản thân chúng và là thủ đoạn không thể thiếu để đảo lộn toàn bộ phương thức sản xuất.

Гэта можа, вядома, адбыцца спачатку толькі пры дапамозе дэспатычнага ўмяшання ў права ўласнасці і ў буржуазныя вытворчыя адносіны, г. зн. пры дапамозе мерапрыемстваў, якія эканамічна здаюцца недастатковымі і негрунтоўнымі, але якія ў ходзе руху перарастаюць самі сябе і з’яўляюцца непазбежнымі як сродак для перавароту ва ўсім спосабе вытворчасці.

Trong những nước khác nhau, những biện pháp ấy dĩ nhiên sẽ khác nhau rất nhiều.

Гэтыя мерапрыемствы будуць, вядома, розныя ў розных краінах.

Nhưng đối với những nước tiên tiến nhất thì những biện pháp sau đây sẽ có thể áp dụng khá phổ biến:

Аднак у найбольш перадавых краінах могуць быць амаль усюды прыменены наступныя меры:

1. Tước đoạt sở hữu ruộng đất và trao nộp tô vào quỹ chi tiêu của nhà nước.

1. Экспрапрыяцыя зямельнай уласнасці і накіраванне зямельнай рэнты на пакрыццё дзяржаўных расходаў.

2. áp dụng thuế luỹ tiến cao.

2. Высокі прагрэсіўны падатак.

3. Xoá bỏ quyền thừa kế

3. Адмена права спадчыны.

4. Tịch thu tài sản của tất cả những kẻ lưu vong và của tất cả những kẻ phiến loạn

4. Канфіскацыя маёмасці ўсіх эмігрантаў і мяцежнікаў.

5. Tập trung tín dụng vào tay nhà nước thông qua một ngân hàng quốc gia với tư bản của nhà nước và ngân hàng này sẽ nắm độc quyền hoàn toàn.

5. Цэнтралізацыя крэдыту ў руках дзяржавы пры дапамозе нацыянальнага банка з дзяржаўным капіталам і з выключнай манаполіяй.

6. Tập trung tất cả các phương tiện vận tải vào trong tay nhà nước.

6. Цэнтралізацыя ўсяго транспарту ў руках дзяржавы.

7. Tăng thêm số công xưởng nhà nước và công cụ sản xuất; khai khẩn đất đai để cấy cầy và cải tạo ruộng đất trong một kế hoạch chung.

7. Павелічэнне колькасці дзяржаўных фабрык, прылад вытворчасці, расчыстка пад поле і паляпшэнне зямель па агульнаму плану.

8. Thực hành nghĩa vụ lao động đối với tất cả mọi người, tổ chức các đạo quân công nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp.

8. Аднолькавая абавязковасць працы для ўсіх, арганізацыя прамысловых армій, у асаблівасці для земляробства.

9. Kết hợp nông nghiệp, thi hành những biện pháp nhằm làm mất dần sự khác biệt thành thị và nông thôn.

9. Злучэнне земляробства з прамысловасцю, садзейнічанне паступовай ліквідацыі адрознення паміж горадам і вёскай.

10. Giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cả các trẻ em. Xoá bỏ việc sử dụng trẻ em làm trong các khu công xưởng như hiện nay. Kết hợp giáo dục với sản xuất vật chất,…

10. Грамадскае і бясплатнае выхаванне ўсіх дзяцей. Ліквідацыя фабрычнай працы дзяцей у сучаснай яе форме. Злучэнне выхавання з матэрыяльнай вытворчасцю і г. д.

Khi những đối kháng giai cấp đã mất đi trong tiến trình của sự phát triển và toàn bộ sản xuất đã tập trung trong tay những cá nhân đã liên hợp lại với nhau thì quyền lực công cộng cũng mất tính chất chính trị của nó.

Калі ў ходзе развіцця знікнуць класавыя адрозненні і ўся вытворчасць сканцэнтруецца ў руках асацыяцыі індывідаў, тады публічная ўлада страціць свой палітычны характар.

Quyền lực chính trị, theo đúng nghĩa của nó, là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác.

Палітычная ўлада ва ўласным сэнсе слова — гэта арганізаванае насілле аднаго класа для падаўлення другога.

Nếu giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, nhất định phải tự tổ chức thành giai cấp, nếu giai cấp vô sản thông qua con đường cách mạng mà trở thành giai cấp thống trị và với tư cách là giai cấp thống trị, nó dùng bạo lực tiêu diệt những quan hệ sản xuất cũ, thì đồng thời với việc tiêu diệt những quan hệ sản xuất ấy, nó cũng tiêu diệt luôn cả những điều kiện tồn tại của sự đối kháng giai cấp, nó tiêu diệt những giai cấp nói chung và cũng do đấy, tiêu diệt cả sự thống trị của chính nó với tư cách là một giai cấp.

Калі пралетарыят у барацьбе супраць буржуазіі абавязкова аб’ядноўваецца ў клас, калі шляхам рэвалюцыі ён ператварае сябе ў пануючы клас і ў якасці пануючага класа сілай скасоўвае старыя вытворчыя адносіны, то разам з гэтымі вытворчымі адносінамі ён знішчае ўмовы існавання класавай процілегласці, знішчае класы наогул, а тым самым і сваё ўласнае панаванне як класа.

Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.

На месца старога буржуазнага грамадства з яго класамі і класавымі процілегласцямі прыходзіць асацыяцыя, у якой свабоднае развіццё кожнага з’яўляецца ўмовай свабоднага развіцця ўсіх.

Advertisement