Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản / Маніфест камуністычнай партыі — in Vietnamese and Belorussian

Vietnamese-Belorussian bilingual book

Karl Marx, Friedrich Engels

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

Карл Маркс, Фрыдрых Энгельс

Маніфест камуністычнай партыі

Một bóng ma đang ám ảnh Châu âu: Bóng ma chủ nghĩa cộng sản. Tất cả thế lực của Châu âu cũ: Giáo Hoàng và Nga Hoàng , Mét-téc-ních và Ghi-dô, bọn cấp tiến Pháp và bọn cảnh sát Đức, đều đã liên hợp lại thành một liên minh thần thánh để trừ khử bóng ma đó.

Прывід ходзіць па Еўропе — прывід камунізму. Усе сілы старой Еўропы аб’ядналіся для свяшчэннага цкавання гэтага прывіду: папа і цар, Метэрніх і Гізо, французскія радыкалы і нямецкія паліцэйскія.

Có phái đối lập nào mà lại không bị địch thủ của mình đang nắm chính quyền, buộc tội là cộng sản? Có phái đối lập nào, đến lượt mình, lại không ném trả lại cho những đại biểu tiến bộ nhất trong phái đối lập, cũng như cho những địch thủ phản động của mình, lời buộc tội nhục nhã là cộng sản?

Дзе тая апазіцыйная партыя, якую яе праціўнікі, што стаяць на чале ўлады, не абняславілі б камуністычнай? Дзе тая апазіцыйная партыя, якая ў сваю чаргу не кідала б ганьбуючага абвінавачання ў камунізме як больш перадавым прадстаўнікам апазіцыі, так і сваім рэакцыйным праціўнікам?

Từ đó, có thể rút ra hai kết luận.

Два вывады вынікаюць з гэтага факта.

Chủ nghĩa cộng sản đã được tất cả các thế lực ở Châu âu thừa nhận là một thế lực.

Камунізм прызнаецца ўжо сілай усімі еўрапейскімі сіламі.

Hiện nay, đã đến lúc những người cộng sản phải công khai trình bày trước toàn thế giới những quan điểm, mục đích, ý đồ của mình; và phải có một Tuyên ngôn của đảng của mình để đập lại câu chuyện hoang đường về bóng ma cộng sản.

Пара ўжо камуністам перад усім светам адкрыта выкласці свае погляды, свае мэты, свае імкненні і казкам аб прывідзе камунізму проціпаставіць маніфест самой партыі.

Vì mục đích đó, những người cộng sản thuộc các dân tộc khác nhau đã họp ở Luân Đôn và thảo ra bản “Tuyên ngôn” dưới đây, công bố bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng I-ta-li-a, tiếng Phla-măng và tiếng Đan Mạch.

3 гэтай мэтай у Лондане сабраліся камуністы самых розных нацыянальнасцей і склалі наступны «Маніфест», які публікуецца на англійскай, французскай, нямецкай, італьянскай, фламандскай і дацкай мовах.

Phần I. Tư sản và vô sản

I. Буржуа і пралетарыі

Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp.

Гісторыя ўсіх да гэтага часу існаваўшых грамадстваў была гісторыяй барацьбы класаў.

Người tự do và người nô lệ, quý tộc và bình dân, chúa đất và nông nô, thợ cả phường hội và thợ bạn, nói tóm lại, những kẻ áp bức và những người bị áp bức, luôn luôn đối kháng với nhau, đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai, lúc ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của hai giai cấp đấu tranh với nhau.

Свабодны і раб, патрыцый і плебей, памешчык і прыгонны, майстар і падмайстар, карацей, прыгнятаючы і прыгнятаемы знаходзіліся ў вечным антаганізме адзін да другога, вялі бесперапынную, то тайную, то яўную барацьбу, якая заўсёды канчалася рэвалюцыйнай перабудовай усяго грамадскага будынка або агульнай гібеллю змагаючыхся класаў.

Trong những thời đại lịch sử trước, hầu khắp mọi nơi, chúng ta đều thấy xã hội hoàn toàn chia thành những đẳng cấp khác nhau, một cái thang chia thành từng nấc thang địa vị xã hội. Ở La Mã thời cổ, chúng ta thấy có quý tộc, hiệp sĩ, bình dân, nô lệ; thời trung cổ thì có lãnh chúa phong kiến, chư hầu, thợ cả, thợ bạn, nông nô, và hơn nữa, hầu như mỗi giai cấp ấy, lại có những thứ bậc đặc biệt nữa.

У папярэднія гістарычныя эпохі мы знаходзім амаль усюды поўнае расчляненне грамадства на розныя саслоўі, — цэлую лесвіцу розных грамадскіх становішчаў. У Старажытным Рыме мы сустракаем патрыцыяў, коннікаў, плебеяў, рабоў; у сярэднія вякі — феадальных паноў, васалаў, цэхавых майстроў, падмайстраў, прыгонных, і да таго ж амаль у кожным з гэтых класаў — яшчэ асобныя градацыі.

Xã hội tư sản hiện đại, sinh ra từ trong lòng xã hội phong kiến đã bị diệt vong, không xoá bỏ được những đối kháng giai cấp. Nó chỉ đem những giai cấp mới, những điều kiện áp bức mới, những hình thức đấu tranh mới thay thế những giai cấp, những điều kiện áp bức, những hình thức đấu tranh cũ mà thôi.

Сучаснае буржуазнае грамадства, якое выйшла з цетраў загінуўшага феадальнага грамадства, не знішчыла класавых супярэчнасцей. Яно толькі паставіла новыя класы, новыя ўмовы прыгнечання і новыя формы барацьбы на месца старых.

Tuy nhiên, đặc điểm của thời đại chúng ta, thời đại của giai cấp tư sản, là đã đơn giản hoá những đối kháng giai cấp. Xã hội ngày càng chia thành hai phe lớn thù địch với nhau, hai giai cấp lớn hoàn toàn đối lập nhau: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

Наша эпоха, эпоха буржуазіі, адрозніваецца, аднак, тым, што яна спрасціла класавыя супярэчнасці: грамадства ўсё больш і больш расколваецца на два вялікія варожыя лагеры, на два вялікія класы, якія стаяць адзін супраць другога, — буржуазію і пралетарыят.

Từ những nông nô thời trung cổ, đã nảy sinh ra những thị dân tự do của các thành thị đầu tiên; từ dân cư thành thị này, nảy sinh ra những phần tử đầu tiên của giai cấp tư sản.

3 прыгонных сярэдневякоўя выйшла свабоднае насельніцтва першых гарадоў; з гэтага саслоўя гараджан развіліся першыя элементы буржуазіі.

Việc tìm ra Châu Mỹ và con đường biển vòng Châu phi đã đem lại một địa bàn hoạt động mới cho giai cấp tư sản vừa mới ra đời. Những thị trường Đông — Ấn và Trung Quốc, việc thực dân hoá Châu Mỹ, việc buôn bán với thuộc địa, việc tăng thêm nhiều tư liệu trao đổi và nói chung tăng thêm nhiều hàng hoá, đã đem lại cho thương nghiệp, cho ngành hàng hải, cho công nghiệp, một sự phát đạt chưa từng có, và do đấy, đã đem lại một sự phát triển mau chóng cho yếu tố cách mạng trong xã hội phong kiến đang tan rã.

Адкрыццё Амерыкі і марскога шляху вакол Афрыкі стварыла для буржуазіі, якая ўзнімаецца, новае поле дзейнасці. Ост-індскі і кітайскі рынкі, каланізацыя Амерыкі, абмен з калоніямі, павелічэнне колькасці сродкаў абмену і тавараў наогул далі нечуваны да таго часу штуршок гандлю, мараплаванню, прамысловасці і тым самым выклікалі ў распадаўшымся феадальным грамадстве хуткае развіццё рэвалюцыйнага элемента.

Tổ chức công nghiệp theo lối phong kiến hay phường hội trước kia không còn có thể thỏa mãn những nhu cầu luôn luôn tăng theo sự mở mang những thị trường mới. Công trường thủ công thay đổi tổ chức cũ ấy. Tầng lớp kinh doanh công nghiệp trung đẳng thay cho thợ cả phường hội; Sự phân công lao động giữa các phường hội khác nhau đã nhường chỗ cho sự phân công lao động bên trong từng xưởng thợ.

Ранейшая феадальная, або цэхавая, арганізацыя прамысловасці больш не магла задаволіць попыту, які ўзрастаў разам з новымі рынкамі. Месца яе заняла мануфактура. Цэхавыя майстры былі выцеснены прамысловым сярэднім саслоўем; падзел працы паміж рознымі карпарацыямі знік, уступіўшы месца падзелу працы ўнутры асобнай майстэрні.

Nhưng các thị trường cứ lớn lên không ngừng, nhu cầu luôn luôn tăng lên. Ngay cả công trường thủ công cũng không thoả mãn được nhu cầu đó nữa. Lúc ấy, hơi nước và máy móc dẫn đến một cuộc cách mạng trong công nghiệp. Đại công nghiệp hiện đại thay cho công trường thủ công; tầng lớp kinh doanh công nghiệp trung đẳng nhường chỗ cho các nhà công nghiệp triệu phú, cho những kẻ cầm đầu cả hàng loạt đạo quân công nghiệp, những tên tư sản hiện đại.

Але рынкі ўсё раслі, попыт усё павялічваўся. Задаволіць яго не магла ўжо і мануфактура. Тады пара і машына зрабілі рэвалюцыю ў прамысловасці. Месца мануфактуры заняла сучасная буйная прамысловасць, месца прамысловага сярэдняга саслоўя занялі мільянеры-прамыслоўцы, прадвадзіцелі цэлых прамысловых армій, сучасныя буржуа.

Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới, thị trường mà việc tìm ra châu Mỹ đã chuẩn bị sẵn. Thị trường thế giới thúc đẩy cho thương nghiệp, hàng hải, những phương tiện giao thông tiến bộ phát triển mau chóng lạ thường.

Буйная прамысловасць стварыла сусветны рынак, падрыхтаваны адкрыццём Амерыкі. Сусветны рынак выклікаў каласальнае развіццё гандлю, мараплавання і сродкаў сухапутных зносін.

Sự phát triển này lại tác động trở lại đến việc mở rộng công nghiệp; mà công nghiệp, thương nghiệp, hàng hải, đường sắt càng phát triển thì giai cấp tư sản càng lớn lên, làm tăng những tư bản của họ lên và đẩy các giai cấp do thời trung cổ để lại xuống phía sau.

Гэта ў сваю чаргу зрабіла ўплыў на расшырэнне прамысловасці, і ў той жа меры, у якой раслі прамысловасць, гандаль, мараплаванне, чыгункі, развівалася буржуазія, яна павялічвала свае капіталы і адцясняла на задні план усе класы, атрыманыя ў спадчыну ад сярэдневякоўя.

Như vậy, chúng ta thấy rằng bản thân giai cấp tư sản hiện đại cũng là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài, của một loạt các cuộc cách mạng trong phương thức sản xuất và trao đổi.

Мы бачым, такім чынам, што сучасная буржуазія сама з’яўляецца прадуктам доўгага працэсу развіцця, рада пераваротаў у спосабе вытворчасці і абмену.

Mỗi bước phát triển của giai cấp tư sản đều có một bước tiến bộ chính trị tương ứng.

Кожная з гэтых ступеней развіцця буржуазіі суправаджалася адпаведным палітычным поспехам.

Là đẳng cấp bị chế độ chuyên chế phong kiến áp bức; là đoàn thể vũ trang tự quản trong công xã; ở nơi này, là cộng hoà thành thị độc lập; ở nơi kia, là đẳng cấp thứ ba phải đóng thuế trong chế độ quân chủ; rồi suốt trong thời kỳ công trường thủ công, là lực lượng đối lập với tầng lớp quý tộc trong chế độ quân chủ theo đẳng cấp hay trong chế độ quân chủ chuyên chế; là cơ sở chủ yếu của những nước quân chủ lớn nói chung, — giai cấp tư sản, từ khi đại công nghiệp và thị trường thế giới được thiết lập, đã độc chiếm hẳn được quyền thống trị chính trị trong nước đại nghị hiện đại.

Прыгнечанае саслоўе пры панаванні феадалаў, узброеная і самакіруемая асацыяцыя ў камуне, тут — незалежная гарадская рэспубліка, там — трэцяе, падатковае саслоўе манархіі, затым, у перыяд мануфактуры, — процівага дваранству ў саслоўнай або ў абсалютнай манархіі і галоўная аснова буйных манархій наогул, нарэшце, з часу ўстанаўлення буйной прамысловасці і сусветнага рынку, яна заваявала сабе выключнае палітычнае панаванне ў сучаснай прадстаўнічай дзяржаве.

Chính quyền nhà nước hiện đại chỉ là một uỷ ban quản lý những công việc chung của toàn thể giai cấp tư sản.

Сучасная дзяржаўная ўлада — гэта толькі камітэт, які кіруе агульнымі справамі ўсяго класа буржуазіі.

Giai cấp tư sản đã đóng một vai trò hết sức cách mạng trong lịch sử.

Буржуазія адыграла ў гісторыі надзвычай рэвалюцыйную ролю.

Bất cứ ở chỗ nào mà giai cấp tư sản chiếm được chính quyền thì nó đã đạp đổ những quan hệ phong kiến, gia trưởng và điền viên. Tất cả những mối quan hệ phức tạp và muôn màu muôn vẻ ràng buộc con người phong kiến với “những bề trên tự nhiên” của mình, đều bị giai cấp tư sản thẳng tay phá vỡ, không để lại giữa người và người một mối quan hệ nào khác, ngoài lợi ích trần trụi và lối “tiền trao cháo múc” không tình không nghĩa.

Буржуазія, усюды, дзе яна дасягнула панавання, разбурыла ўсе феадальныя, патрыярхальныя, ідылічныя адносіны. Бязлітасна разарвала яна стракатыя феадальныя путы, якія прывязвалі чалавека да яго «натуральных уладароў», і не пакінула паміж людзьмі ніякай іншай сувязі, апрача голага інтарэсу, бессардэчнага «чыстагану».

Giai cấp tư sản đã dìm những xúc động thiêng liêng của lòng sùng đạo, của nhiệt tình hiệp sĩ, của tính đa cảm tiểu tư sản xuống dòng nước giá lạnh của sự tính toán ích kỷ. Nó đã biến phẩm giá của con người thành giá trị trao đổi; nó đã đem tự do buôn bán duy nhất và vô sỉ thay cho biết bao quyền tự do đã được ban cho và đã giành được một cách chính đáng.

У ледзяной вадзе эгаістычнага разліку патапіла яна свяшчэннае трапятанне рэлігійнага экстазу, рыцарскага энтузіязму, мяшчанскай сентыментальнасці. Яна ператварыла асабістую годнасць чалавека ў менавую вартасць і паставіла на месца незлічоных падараваных і саманабытых свабод адну несумленную свабоду гандлю.

Tóm lại, giai cấp tư sản đã đem lại sự bóc lột công nhiên, vô sỉ, trực tiếp, tàn nhẫn thay cho sự bóc lột được che đậy bằng những ảo tưởng tôn giáo và chính trị.

Словам, эксплуатацыю, прыкрытую рэлігійнымі і палітычнымі ілюзіямі, яна замяніла эксплуатацыяй адкрытай, бессаромнай, прамой, чэрствай.

Giai cấp tư sản tước hết hào quang thần thánh của tất cả những hoạt động xưa nay vẫn được trọng vọng và tôn sùng. Bác sĩ, luật gia, tu sĩ, bác học đều bị giai cấp tư sản biến thành những người làm thuê được trả lương của nó.

Буржуазія пазбавіла свяшчэннага арэолу ўсе роды дзейнасці, якія да таго часу лічыліся пачэснымі і на якія глядзелі з пачцівым трапятаннем. Урача, юрыста, свяшчэнніка, паэта, чалавека навукі яна ператварыла ў сваіх платных наёмных работнікаў.

Giai cấp tư sản đã xé toang tấm màn tình cảm bao phủ những quan hệ gia đình và làm cho những quan hệ ấy chỉ còn là quan hệ tiền nong đơn thuần.

Буржуазія сарвала з сямейных адносін іх чулліва-сентыментальнае покрыва і звяла іх да чыста грашовых адносін.

Giai cấp tư sản đã cho thấy rằng biểu hiện tàn bạo của vũ lực trong thời trung cổ biểu hiện mà phe phản động hết sức ca ngợi, đã được bổ sung một cách tự nhiên bằng thói chây lười và bất động như thế nào. Chính giai cấp tư sản là giai cấp đầu tiên đã cho chúng ta thấy hoạt động của loài người có khả năng làm được những gì. Nó đã tạo ra những kỳ quan khác hẳn những kim tự tháp Ai-cập, những cầu dẫn ở nước La-mã, những nhà thờ kiểu Gô-tích; nó đã tiến hành những cuộc viễn chinh khác hẳn những cuộc di cư của các dân tộc và những cuộc chiến tranh thập tự.

Буржуазія паказала, што грубае праяўленне сілы ў сярэднія вякі, якое выклікае такое захапленне ў рэакцыянераў, знаходзіла сабе натуральнае дапаўненне ў ляноце і нерухомасці. Яна ўпершыню паказала, чаго можа дасягнуць чалавечая дзейнасць. Яна стварыла цуды мастацтва, але зусім іншага роду, чым егіпецкія піраміды, рымскія водаправоды і гатычныя саборы; яна зрабіла зусім іншыя паходы, чым перасяленне народаў і крыжовыя паходы.

Giai cấp tư sản không thể tồn tại, nếu không luôn luôn cách mạng hoá công cụ sản xuất, do đó cách mạng hoá những quan hệ sản xuất, nghĩa là cách mạng hoá toàn bộ những quan hệ trong xã hội.

Буржуазія не можа існаваць, не выклікаючы заўсёды пераваротаў у прыладах вытворчасці, не рэвалюцыянізуючы, такім чынам, вытворчых адносін, а значыць, і ўсёй сукупнасці грамадскіх адносін.

Trái lại đối với tất cả các giai cấp công nghiệp trước kia thì việc duy trì nguyên vẹn phương thức sản xuất cũ là điều kiện kiên quyết cho sự tôn tại của họ. Sự đảo lộn liên tiếp của sản xuất, sự rung chuyển không ngừng trong tất cả những quan hệ xã hội, sự luôn luôn hoài nghi và sự vận động làm cho thời đại tư sản khác với tất cả các thời đại trước.

Наадварот, першай умовай існавання ўсіх ранейшых прамысловых класаў было захаванне старога спосабу вытворчасці ў нязменным выглядзе. Бесперастанныя перавароты ў вытворчасці, няспыннае ўзрушэнне ўсіх грамадскіх адносін, вечная няўпэўненасць і рух адрозніваюць буржуазную эпоху ад усіх іншых.

Tất cả những quan hệ xã hội cứng đờ và hoen rỉ, với cả tràng những quan niệm và tư tưởng vốn được tôn sùng từ nghìn năm đi kèm những quan hệ ấy, đều đang tiêu tan; những quan hệ xã hội thay thế những quan hệ đó chưa kịp cứng lại thì đã già cỗi ngay. Tất cả những gì mang tính đẳng cấp và trí tuệ đều tiêu tan như mây khói; tất cả những gì là thiêng liêng đều bị ô uế, và rốt cuộc, mỗi người đều buộc phải nhìn những điều kiện sinh hoạt của họ và những quan hệ giữa họ với nhau bằng con mắt tỉnh táo.

Усе застыўшыя, пакрытыя ржой адносіны, разам з суправаджаючымі іх, вякамі асвечанымі ўяўленнямі і поглядамі, разбураюцца, усе ўзнікаючыя зноў аказваюцца застарэлымі, перш чым паспяваюць акасцянець. Усё саслоўнае і застойнае знікае, усё свяшчэннае апаганьваецца, і людзі прыходзяць, нарэшце, да неабходнасці зірнуць цвярозымі вачамі на сваё жыццёвае становішча і свае ўзаемныя адносіны.

Vì luôn luôn bị thúc đẩy bởi nhu cầu về những nơi tiêu thụ sản phẩm, giai cấp tư sản sâm lấn khắp toàn cầu. Nó phải xâm nhập vào khắp nơi, trụ lại ở khắp nơi và thiết lập những mối liên hệ ở khắp nơi.

Патрэбнасць у пастаянна ўзрастаючым збыце прадуктаў гоніць буржуазію па ўсяму зямному шару. Усюды павінна яна ўкараніцца, усюды ўсталявацца, усюды ўстанавіць сувязі.

Do bóp nặn thị trường thế giới, giai cấp tư sản đã làm cho sản xuất và tiêu dùng trong tất cả các nước mang tính chất thế giới. Mặc cho bọn phản động đau buồn, nó đã làm cho công nghiệp mất cơ sở dân tộc.

Буржуазія шляхам эксплуатацыі сусветнага рынку зрабіла вытворчасць і спажыванне ўсіх краін касмапалітычным. На вялікі смутак рэакцыянераў яна вырвала з-пад ног прамысловасці нацыянальную глебу.

Những ngành công nghiệp dân tộc đã bị tiêu diệt và đang ngày càng bị tiêu diệt. Những ngành công nghiệp dân tộc bị thay thế bởi những ngành công nghiệp mới, tức là những ngành công nghiệp mà việc thu nhập chúng trở thành một vấn đề sống còn đối với tất cả các dân tộc văn minh, những ngành công nghiệp không dùng những nguyên liệu bản sứ mà dùng những nguyên liệu đưa từ những miền xa xôi nhất trên trái đất đến và sản phẩm làm ra không những được tiêu thụ ngay trong sứ mà còn được tiêu thụ ở tất cả các nơi trên trái đất nữa.

Спрадвечныя нацыянальныя галіны прамысловасці знішчаны і працягваюць знішчацца з кожным днём. Іх выцясняюць новыя галіны прамысловасці, увядзенне якіх становіцца пытаннем жыцця для ўсіх цывілізаваных нацый, — галіны, якія перапрацоўваюць ужо не мясцовую сыравіну, а сыравіну, што прывозяць з самых аддаленых абласцей зямнога шара, і вырабляюць фабрычныя прадукты, якія спажываюцца не толькі ўнутры дадзенай краіны, але і ва ўсіх частках свету.

Thay cho những nhu cầu cũ được thoả mãn bằng những sản phẩm trong nước, thì nảy sinh ra những nhu cầu mới, đòi hỏi được thoả mãn bằng những sản phẩm đưa từ những miền và xứ xa xôi nhất về. Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và các dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc.

Замест старых патрэбнасцей, якія задавальняліся айчыннымі прадуктамі, узнікаюць новыя, для задавальнення якіх патрабуюцца прадукты самых аддаленых краін і самых разнастайных кліматаў. На змену старой мясцовай і нацыянальнай замкнёнасці і існаванню за кошт прадуктаў уласнай вытворчасці прыходзіць усебаковая сувязь і ўсебаковая залежнасць нацый адна ад другой.

Mà sản xuất vật chất đã như thế thì sản xuất tinh thần cũng không kém như thế. Những thành quả của hoạt động tinh thần của một dân tộc trở thành tài sản chung của tất cả các dân tộc. Tính chất đơn phương và phiến diện dân tộc ngày càng không thể tồn tại được nữa; và từ những nền văn học dân tộc và địa phương, muôn hình muôn vẻ, đang nảy nở ra một nền văn học toàn thế giới.

Гэта ў роўнай меры адносіцца як да матэрыяльнай, так і да духоўнай вытворчасці. Плён духоўнай дзейнасці асобных нацый становіцца агульным здабыткам. Нацыянальная аднабаковасць і абмежаванасць становяцца ўсё больш і больш немагчымымі, і з мноства нацыянальных і мясцовых літаратур утвараецца адна сусветная літаратура.

Nhờ cải tiến mau chóng công cụ sản xuất và làm cho các phương tiện giao thông trở nên vô cùng tiện lợi, giai cấp tư sản lôi cuốn đến cả những dân tộc dã man nhất và trào lưu văn minh. Giá rẻ của những sản phẩm của giai cấp ấy là trọng pháo bắn thủng tất cả những vạn lý trường thành và buộc những người dã man bài ngoại một cách ngoan cường nhất cũng phải hàng phục.

Буржуазія хуткім удасканаленнем усіх прылад вытворчасці і бясконцым аблягчэннем сродкаў зносін уцягвае ў цывілізацыю ўсе, нават самыя варварскія, нацыі. Танныя цэны яе тавараў — вось тая цяжкая артылерыя, гіры дапамозе якой яна разбурае ўсе кітайскія сцены і прымушае да капітуляцыі самую ўпартую нянавісць варвараў да чужаземцаў.

Nó buộc tất cả các dân tộc phải thực hành phương thức sản xuất tư sản, nếu không sẽ bị tiêu diệt; nó buộc tất cả các dân tộc phải du nhập cái gọi là văn minh, nghĩa là phải trở thành tư sản. Nói tóm lại, nó tạo ra cho nó một thế giới theo hình dạng của nó.

Пад страхам гібелі прымушае яна ўсе нацыі прыняць буржуазны спосаб вытворчасці, прымушае іх уводзіць у сябе так званую цывілізацыю, г. зн. станавіцца буржуа. Словам, яна стварае сабе свет па свайму вобразу і падабенству.

Giai cấp tư sản bắt nông thôn phải phục tùng thành thị. Nó lập ra những đô thị đồ sộ; nó làm cho dân số thành thị tăng lên phi thường so với dân số nông thôn, và do đó, nó kéo một bộ phận lớn dân cư thoát khỏi vòng ngu muội của đời sống thôn dã.

Буржуазія падпарадкавала вёску панаванню горада. Яна стварыла велізарныя гарады, у высокай ступені павялічыла колькасць гарадскога насельніцтва ў параўнанні з сельскім і вырвала такім чынам значную частку насельніцтва з ідыятызму вясковага жыцця.

Cũng như nó đã bắt nông thôn phải phụ thuộc vào thành thị, bắt những nước dã man hay nửa dã man phải phụ thuộc vào các nước văn minh, nó đã bắt những dân tộc nông dân phải phụ thuộc vào những dân tộc tư sản, bắt phương Đông phải phụ thuộc vào phương Tây.

Таксама ж як вёску яна зрабіла залежнай ад горада, так варварскія і паўварварскія краіны яна паставіла ў залежнасць ад краін цывілізаваных, сялянскія народы — ад буржуазных народаў, Усход — ад Захаду.

Giai cấp tư sản ngày càng xoá bỏ tình trạng phân tán về tư liệu sản xuất, về tài sản và về dân cư. Nó tụ tập dân cư, tập trung các tư liệu sản xuất, và tích tụ tài sản vào trong tay một số ít người. Kết quả tất nhiên của những thay đổi ấy là sự tập trung về chính trị.

Буржуазія ўсё больш і больш знішчае раздробленасць сродкаў вытворчасці, уласнасці і насельніцтва. Яна згусціла насельніцтва, цэнтралізавала сродкі вытворчасці, сканцэнтравала ўласнасць у руках нямногіх. Неабходным вынікам гэтага была палітычная цэнтралізацыя.

Những địa phương độc lập, liên hệ với nhau hầu như chỉ bởi những quan hệ liên minh và có những lợi ích, luật lệ, chính phủ, thuế quan khác nhau, thì đã được tập hợp lại thành một dân tộc thống nhất, có một chính phủ thống nhất, một luật pháp thống nhất, một lợi ích dân tộc thống nhất mang tính giai cấp và một hàng rào thuế quan thống nhất.

Незалежныя, звязаныя амаль толькі саюзнымі адносінамі вобласці з рознымі інтарэсамі, законамі, урадамі і таможнымі пошлінамі, аказаліся згуртаванымі ў адну нацыю, з адным урадам, з адным заканадаўствам, з адным нацыянальным класавым інтарэсам, з адной таможнай граніцай.

Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại.

Буржуазія менш чым за сто гадоў свайго класавага панавання стварыла больш шматлікія і больш грандыёзныя прадукцыйныя сілы, чым усе папярэднія пакаленні, разам узятыя.

Sự chinh phục những lực lượng thiên nhiên, sự sản xuất bằng máy móc, việc áp dụng hoá học vào công nghiệp và nông nghiệp, việc dùng tàu chạy bằng hơi nước, đường sắt, máy điện báo, việc khai phá từng lục địa nguyên vẹn, việc khai thông các dòng sông cho tầu bè đi lại được, hàng khối dân cư tựa hồ như từ dưới đất trôi lên, có thế kỷ nào trước đây lại ngờ được rằng có những lực lượng sản xuất như thế vẫn nằm tiềm tàng trong lòng lao động xã hội!.

Пакарэнне сіл прыроды, машынная вытворчасць, прымяненне хіміі ў прамысловасці і земляробстве, параходства, чыгункі, электрычны тэлеграф, асваенне для земляробства цэлых частак свету, прыстасаванне рэк для суднаходства, цэлыя, нібыта выкліканыя з-пад зямлі, масы насельніцтва, — якое з ранейшых стагоддзяў магло падазраваць, што такія прадукцыйныя сілы дрэмлюць у нетрах грамадскай працы!

Vậy là chúng ta đã thấy rằng: những tư liệu sản xuất và trao đổi, làm cơ sở của giai cấp tư sản hình thành, đã tạo ra được từ trong lòng xã hội phong kiến.

Такім чынам, мы бачылі, што сродкі вытворчасці і абмену, на аснове якіх склалася буржуазія, былі створаны ў феадальным грамадстве.

Những tư liệu sản xuất và trao đổi ấy phát triển tới một trình độ nhất định nào đó thì những quan hệ mà trong đó xã hội phong kiến tiến hành sản xuất và trao đổi, tổ chức nông nghiệp và công nghiệp theo lối phong kiến, nói tóm lại, những quan hệ sở hữu phong kiến không phù hợp với những lực lượng sản xuất đã phát triển. Những cái đó đã cản trở sản xuất, chứ không làm cho sản xuất tiến triển lên. Tất cả những cái đó đều biến thành xiềng xích. Phải đập tan những xiềng xích ấy, và qủa nhiên những xiềng xích ấy đã bị đập tan.

На пэўнай ступені развіцця гэтых сродкаў вытворчасці і абмену адносіны, у якіх адбываліся вытворчасць і абмен феадальнага грамадства, феадальная арганізацыя земляробства і прамысловасці, адным словам, феадальныя адносіны ўласнасці, перасталі ўжо адпавядаць развіўшымся прадукцыйным сілам. Яны тармазілі вытворчасць, замест таго каб яе развіваць. Яны ператварыліся ў яе аковы. Іх неабходна было разбіць, і яны былі разбіты.

Thay vào đó là sự cạnh tranh tự do, với một chế độ xã hội và chính trị thích ứng, với sự thống trị kinh tế và chính trị của giai cấp tư sản.

Месца іх заняла свабодная канкурэнцыя, з адпаведным ёй грамадскім і палітычным ладам, з эканамічным і палітычным панаваннем класа буржуазіі.

Ngày nay, trước mắt chúng ta, đang diễn ra một quá trình tương tự. Xã hội tư sản hiện đại, với những quan hệ sản xuất và trao đổi tư sản của nó, với những quan hệ sở hữu tư sản, đã tạo ra những tư liệu sản xuất và trao đổi hết sức mạnh mẽ như thế, thì giờ đây, giống như một tay phù thuỷ không còn đủ sức trị những âm binh mà y đã triệu lên.

Падобны ж рух адбываецца на нашых вачах. Сучаснае буржуазнае грамадства, з яго буржуазнымі адносінамі вытворчасці і абмену, буржуазнымі адносінамі ўласкасці, якое стварыла нібыта чараўніцтвам такія магутныя сродкі вытворчасці і абмену, падобнае да чараўніка, які не можа больш справіцца з падземнымі сіламі, выкліканымі яго заклінаннямі.

Từ hàng chục năm nay, lịch sử công nghiệp và thương nghiệp không phải là cái gì khác hơn là lịch sử cuộc nổi dậy của lực lượng sản xuất hiện đại chống lại những quan hệ sản xuất hiện đại, chống lại những quan hệ sở hữu đang quyết định những tồn tại và sự thống trị của giai cấp tư sản.

Вось ужо некалькі дзесяцігоддзяў гісторыя прамысловасці і гандлю ўяўляе сабой толькі гісторыю абурэння сучасных прадукцыйных сіл супраць сучасных вытворчых адносін, супраць тых адносін уласнасці, якія з’яўляюцца ўмовай існавання буржуазіі і яе панавання.

Để chứng minh điều đó, chỉ cần nêu ra các cuộc khủng hoảng thương nghiệp diễn đi diễn lại một cách chu kỳ và ngày càng đe doạ sự tồn tại của toàn xã hội tư sản. Mỗi cuộc khủng hoảng đều phá hoại không những một số lớn sản phẩm đã được tạo ra, mà cả một phần lớn chính ngay những lực lượng sản xuất đã có nữa.

Дастаткова ўказаць на гандлёвыя крызісы, якія, вяртаючыся перыядычна, ўсё больш і больш грозна ставяць пад пытанне існаванне ўсяго буржуазнага грамадства. У час гандлёвых крызісаў кожны раз знішчаецца значная частка не толькі вырабленых прадуктаў, але нават створаных ужо прадукцыйных сіл.

Một nạn dịch nếu ở một thời kỳ nào khác thì nạn dịch này hình như là một điều phi lý — thường gieo tai hoạ cho xã hội, đó là nạn dịch sản xuất thừa. Xã hội đột nhiện bị đẩy lùi về một trạng thái dã man nhất thời; dường như một nạn đói, một cuộc chiến tranh huỷ diệt đã tàn phá sạch mọi tư liệu sinh hoạt của xã hội; công nghiệp và thương nghiệp như bị tiêu diệt. Vì sao thế? Vì xã hội có quá thừa văn minh, có quá nhiều tư liệu sinh hoạt, quá nhiều công nghiệp, quá nhiều thương nghiệp.

У час крызісаў распачынаецца грамадская эпідэмія, якая ўсім папярэднім эпохам здалася б недарэчнасцю, — эпідэмія перавытворчасці. Грамадства аказваецца раптам адкінутым назад да становішча раптоўна наступіўшага варварства, як быццам голад, усеагульная спусташальная вайна пазбавілі яго ўсіх жыццёвых сродкаў; здаецца, што прамысловасць, гандаль знішчаны, — і чаму? Таму, што грамадства ўладае занадта вялікай цывілізацыяй, мае занадта многа жыццёвых сродкаў, мае занадта вялікую прамысловасць і гандаль.

Những lực lượng sản xuất mà xã hội sẵn có, không thúc đẩy quan hệ sở hữu tư sản phát triển nữa; trái lại, chúng ta đã trở thành quá mạnh đối với quan hệ sở hữu ấy, cái quan hệ sở hữu lúc đó đang cản trở sự phát triển của chúng; và mỗi khi những lực lượng sản xuất xã hội khắc phục được sự cản trở ấy thì chúng lại xô toàn thể xã hội tư sản vào tình trạng rối loạn và đe doạ sự sống còn của sở hữu tư sản.

Прадукцыйныя сілы, якія знаходзяцца ў яго распараджэнні, не служаць больш развіццю буржуазных адносін уласнасці; наадварот, яны сталі непамерна вялікімі для гэтых адносін, буржуазныя адносіны затрымліваюць іх развіццё; і калі прадукцыйныя сілы пачынаюць пераадольваць гэтыя перашкоды, яны прыводзяць у расстройства ўсё буржуазнае грамадства, ставяць пад пагрозу існаванне буржуазнай уласнасці.

Những quan hệ tư sản đã trở thành quá hẹp, không đủ để chứa đựng những của cải được tạo ra trong lòng nó nữa. — giai cấp tư sản khắc phục những cuộc khủng hoảng ấy như thế nào? Một mặt, bằng cách cưỡng bức phải huỷ bỏ một số lớn lực lượng sản xuất; mặt khác, bằng cách chiếm những thị trường mới và bóc lột triệt để hơn nữa những thị trường cũ. Như thế thì đi đến đâu? Đi đến chỗ chuẩn bị cho những cuộc khủng hoảng toàn diện hơn và ghê gớm hơn và giảm bớt những phương cách ngăn ngừa những cuộc khủng hoảng ấy.

Буржуазныя адносіны сталі занадта вузкімі, каб умясціць створанае імі багацце. — Якім шляхам пераадольвае буржуазія крызісы? 3 аднаго боку, шляхам вымушанага знішчэння цэлай масы прадукцыйных сіл, з другога боку, шляхам заваявання новых рынкаў і больш грунтоўнай эксплуатацыі старых. Чым жа, значыць? Тым, што яна падрыхтоўвае больш усебаковыя і больш сакрушальныя крызісы і змяншае сродкі процідзеяння ім.

Những vũ khí mà giai cấp tư sản đã dùng để đánh đổ chế độ phong kiến thì ngày nay quay lạị đập vào ngay chính giai cấp tư sản.

Зброя, якою буржуазія звергнула феадалізм, накіроўваецца цяпер супраць самой буржуазіі.

Những giai cấp tư sản không những đã rèn những vũ khí đã giết mình; nó còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy chống lại nó, đó là những công nhân hiện đại, những người vô sản.

Але буржуазія не толькі выкавала зброю, якая нясе ёй смерць; яна парадзіла і людзей, якія накіруюць супраць яе гэту зброю, — сучасных рабочых, пралетарыяў.

Giai cấp tư sản, tức là tư bản, mà lớn lên thì giai cấp vô sản, giai cấp công nhân hiện đại — tức là giai cấp chỉ có thể sống với điều kiện là kiếm được việc làm, và chỉ kiếm được việc làm, nếu lao động của họ tăng thêm tư bản cũng phát triển theo. Những công nhân ấy, buộc phải tự bán mình để kiếm ăn từng bữa một, là một hàng hoá, tức là một món hàng đem bán như bất cứ một món hàng nào khác; vì thế họ phải chịu hết mọi sự may rủi của cạnh tranh, mọi sự lên xuống của thị trường với mức độ như nhau.

У той жа самай ступені, у якой развіваецца буржуазія, г. зн. капітал, развіваецца і пралетарыят, клас сучасных рабочых, якія толькі тады і могуць існаваць, калі знаходзяць работу, а знаходзяць яе толькі да таго часу, пакуль іх праца павялічвае капітал. Гэтыя рабочыя, вымушаныя прадаваць сябе паштучна, уяўляюць сабой такі ж самы тавар, як і ўсякі іншы прадмет гандлю, а таму ў роўнай меры зведваюць усе выпадковасці канкурэнцыі, усе хістанні рынку.

Do sự phát triển của việc dùng máy móc và sự phân công, nên lao động của người vô sản mất hết tính chất độc lập, do đó họ mất hết hứng thú.

3 прычыны ўзрастаючага прымянення машын і падзелу працы, праца пралетарыяў страціла ўсякі самастойны характар, а разам з тым і ўсякую прывабнасць для рабочага.

Người công nhân trở thành một vật phụ thuộc giản đơn của máy móc, người ta chỉ đòi hỏi người công nhân làm được một công việc đơn giản nhất, đơn điệu nhất, dễ học nhất mà thôi. Do đó, chi phí một công nhân hầu như chỉ là còn là số tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì đời sống và nòi giống của anh ta mà thôi.

Рабочы становіцца простым прыдаткам машыны, ад яго патрабуюцца толькі самыя простыя, самыя аднастайныя, лягчэй за ўсё засваяльныя прыёмы. Выдаткі на рабочага зводзяцца ў выніку гэтага амаль выключна да жыццёвых сродкаў, неабходных для яго ўтрымання і прадаўжэння яго роду.

Nhưng giá cả lao động, cũng như giá cả hàng hoá, lại bằng chi phí sản xuất ra nó. Cho nên lao động càng trở nên thiếu hấp dẫn thì tiền công càng hạ. Hơn nữa, việc sử dụng máy móc và sự phân công mà tăng lên thì lượng lao động cũng tăng lên theo, hoặc là do tăng thêm giờ làm, hoặc là do tăng thêm lượng lao động phải tăng thêm lượng lao động phải làm trong một thời gian nhất định, do cho máy chạy tăng thêm,…

Але цана ўсякага тавару, а значыць і працы, раўняецца выдаткам яго вытворчасці. Таму ў той жа самай меры, у якой расце непрывабнасць працы, змяншаецца заработная плата. Больш таго: у той жа меры, у якой узрастае прымяненне машын і падзел працы, узрастае і колькасць працы, ці за кошт павелічэння ліку рабочых гадзін, або ў выніку павелічэння колькасці працы, патрабуемай у кожны дадзены прамежак часу, паскарэння ходу машын і г. д.

Công nghiệp hiện đại đã biến xưởng thợ nhỏ của người thợ cả gia trưởng thành công xưởng lớn của nhà tư bản công nghiệp. Những khối đông đảo công dân, chen chúc nhau trong xưởng, được tổ chức theo lối quân sự. Là những người lính trơn của công nghiệp, họ bị đặt dưới quyền giám sát của cả một hệ thống cấp bậc sĩ quan và hạ sĩ quan.

Сучасная прамысловасць ператварыла маленькую майстэрню патрыярхальнага майстра ў буйную фабрыку прамысловага капіталіста. Масы рабочых, скучаныя на фабрыцы, арганізуюцца па-салдацку. Як радавыя прамысловай арміі, яны ставяцца пад нагляд цэлай іерархіі унтэр-афіцэраў і афіцэраў.

Họ không những là nô lệ của giai cấp tư sản, của nhà nước tư sản, mà hàng ngày, hàng giờ, còn là nô lệ của máy móc, của người đốc công và trước hết là của chính nhà tư sản chủ công xưởng. Chế độ chuyên chế ấy càng công khai tuyên bố lợi nhuận là mục đích duy nhất của nó thì nó lại càng trở thành ti tiện, bỉ ổi, đáng căm ghét.

Яны — рабы не толькі класа буржуазіі, буржуазнай дзяржавы, штодзённа і штогадзінна занявольвае іх машына, наглядчык і перш за ўсё сам асобны буржуа-фабрыкант. Гэтая дэспатыя тым дробязней, ненавісней, яна тым больш разлютоўвае, чым больш адкрыта яе мэтай абвяшчаецца нажыва.

Lao động thủ công càng ít cần đến sự khéo léo và sức lực chừng nào, nghĩa là công nghiệp hiện đại càng tiến triển thì lao động của đàn ông càng được thay thế của đàn bà và trẻ em. Những sự phân biệt về lứa tuổi và giới tính không còn có ý nghĩa xã hội gì nữa đối với giai cấp công nhân. Tất cả đều là công cụ lao động mà chi phí thì thay đổi theo lứa tuổi và giới tính.

Чым менш майстэрства і сілы патрабуе ручная праца, г. зн. чым больш развіваецца сучасная прамысловасць, тым больш мужчынская праца выцясняецца жаночай і дзіцячай. У адносінах да рабочага класа рознасці полу і ўзросту страчваюць усякае грамадскае значэнне. Існуюць толькі рабочыя інструменты, якія патрабуюць розных выдаткаў у залежнасці ад узросту і полу.

Một khi người thợ đã bị chủ xưởng bóc lột và đã được trả tiền công rồi thì anh ta lại trở thành miếng mồi cho các phần tử khác trong giai cấp tư sản: chủ nhà thuê, chủ hiệu bán lẻ, kẻ cho vay nặng lãi,…

Калі заканчваецца эксплуатацыя рабочага фабрыкантам і рабочы атрымлівае, нарэшце, наяўнымі сваю заработную плату, на яго накідваюцца другія часткі буржуазіі — домаўласнік, крамнік, ліхвяр і да т. п.

Những nhà tiểu công nghiệp, tiểu thương nghiệp và người thực lợi nhỏ, thợ thủ công và nông dân là những tầng lớp dưới của tầng lớp trung đẳng xa kia, đều bị rơi xuống hàng ngũ giai cấp vô sản, một phần vì số vốn ít ỏi của họ không đủ cho phép họ quản lý những xí nghiệp, nên họ bị sự cạnh tranh của bọn tư bản hơn đánh bại, một phần vì sự khéo léo nhà nghề của họ bị những phương pháp sản xuất mới làm giảm giá trị đi. Thành thử giai cấp vô sản được tuyển mộ trong tất cả các giai cấp của dân cư.

Ніжэйшыя слаі сярэдняга саслоўя: дробныя прамыслоўцы, дробныя гандляры і ранцье, рамеснікі і сяляне — усе гэтыя класы апускаюцца ў рады пралетарыяту, часткова ад таго, што іх маленькага капіталу недастаткова для вядзення буйных прамысловых прадпрыемстваў і ён не вытрымлівае канкурэнцыі з больш буйнымі капіталістамі, часткова таму, што іх прафесійнае майстэрства абясцэньваецца ў выніку ўвядзення новых метадаў вытворчасці. Так рэкрутуецца пралетарыят з усіх класаў насельніцтва.

Giai cấp vô sản trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Cuộc đấu tranh của họ chống giai cấp tư sản bắt đầu ngay từ lúc họ mới ra đời.

Пралетарыят праходзіць розныя ступені развіцця. Яго барацьба супраць буржуазіі пачынаецца разам з яго існаваннем.

Thoạt đầu, cuộc đấu tranh được tiến hành bởi những công nhân riêng lẻ; kế đến, bởi những công nhân cùng một công xưởng; và sau đó, bởi những công nhân cùng một ngành công nghiệp, cùng một địa phương, chống lại người tư sản trực tiếp bóc lột họ.

Спачатку барацьбу вядуць асобныя рабочыя, потым рабочыя адной фабрыкі, затым рабочыя адной галіны працы ў адной мясцовасці супраць асобнага буржуа, які іх непасрэдна эксплуатуе.

Họ không phải chỉ đả kích vào quan hệ sản xuất tư sản mà còn đánh ngay vào cả công cụ sản xuất nữa; họ phá huỷ hàng ngoại hoá cạnh tranh với họ, đập phá máy móc, đốt các công xưởng và ra sức giành lại địa vị đã mất của người thợ thủ công thời trung cổ.

Рабочыя накіроўваюць свае ўдары не толькі супраць буржуазных вытворчых адносін, але і супраць саміх прылад вытворчасці; яны знішчаюць канкурыруючыя замежныя тавары, разбіваюць машыны, падпальваюць фабрыкі, сілай спрабуюць аднавіць страчанае становішча сярэдневяковага рабочага.

Trong giai đoạn đó, giai cấp vô sản còn là một khối quần chúng sống tản mạn trong cả nước và bị cạnh tranh chia nhỏ. Nếu có lúc quần chúng công nhân tập hợp nhau lại thì đó cũng chưa phải là kết quả của sự liên hợp của chính họ, mà là kết quả của sự liên hợp của giai cấp tư sản, nó muốn đạt những mục đích chính trị cả nó, nên phải huy động toàn thể giai cấp vô sản và tạm thời có khả năng huy động được như vậy.

На гэтай ступені рабочыя ўтвараюць рассеяную па ўсёй краіне і раздробленую канкурэнцыяй масу. Згуртаванне рабочых мас пакуль з’яўляецца яшчэ не вынікам іх уласнага аб’яднання, а толькі вынікам аб’яднання буржуазіі, якая для дасягнення сваіх уласных палітычных мэт павінна, і пакуль яшчэ можа, прыводзіць у рух увесь пралетарыят.

Bởi vậy, suốt trong giai đoạn này, những người vô sản chưa đánh kẻ thù của chính mình, mà đánh kẻ thù của kẻ thù của mình, tức là những tàn dư của chế độ quân chủ chuyên chế, bọn địa chủ, bọn tư sản phi công nghiệp, bọn tiểu tư sản. Toàn bộ sự vận động lịch sử được tập trung như vậy vào tay giai cấp tư sản; mọi thắng lợi đạt được trong những điều kiện ấy đều là thắng lợi của giai cấp tư sản.

На гэтай ступені пралетарыі змагаюцца, значьіць, не са сваімі ворагамі, а з ворагамі сваіх ворагаў — з астаткамі абсалютнай манархіі, землеўладальнікамі, непрамысловымі буржуа, дробнымі буржуа. Увесь гістарычны рух сканцэнтроўваецца, такім чынам, у руках буржуазіі; кожная атрыманая ў такіх умовах перамога з’яўляецца перамогай буржуазіі.

Nhưng sự phát triển của công nghiệp không những đã làm tăng thêm số người vô sản, mà còn tập hợp họ lại thành những khối quần chúng lớn hơn; lực lượng của những người vô sản tăng thêm và họ thấy rõ lực lượng của mình hơn.

Але з развіццём прамысловасці пралетарыят не толькі ўзрастае колькасна; ён збіраецца ў вялікія масы, сіла яго расце, і ён усё больш яе адчувае.

Máy móc càng xoá bỏ mọi sự khác nhau trong lao động và càng rút tiền công ở khắp mọi nơi xuống một mức thấp ngang nhau, thì lợi ích, điều kiện sinh hoạt của vô sản, càng dần dần ngang bằng nhau.

Інтарэсы і ўмовы жыцця пралетарыяту ўсё больш і больш ураўноўваюцца па меры таго, як машыны ўсё больш сціраюць розніцу паміж асобнымі відамі працы і амаль усюды зводзяць заработную плату да аднолькава нізкага ўзроўню.

Vì bọn tư sản ngày càng cạnh tranh với nhau hơn và vì khủng hoảng thương mại do sự cạnh tranh ấy sinh ra, cho nên tiền công càng trở nên bấp bênh; việc cải tiến máy móc không ngừng và ngày càng nhanh chóng hơn làm cho tình cảnh của công nhân ngày càng bấp bênh, những cuộc xung đột cá nhân giữa công nhân và tư sản ngày càng có tính chất những cuộc xung đột giữa hai giai cấp.

Узрастаючая канкурэнцыя буржуа паміж сабою і выклікаемыя ёю гандлёвыя крызісы вядуць да таго, што заработная плата рабочых становіцца ўсё больш няўстойлівай; бесперапыннае ўдасканаленне машын, якое ўсё хутчэй развіваецца, робіць жыццёвае становішча пралетарыяў усё менш забяспечаным; сутыкненні паміж асобным рабочым і асобным буржуа ўсё больш набываюць характар сутыкненняў паміж двума класамі.

Công nhân bắt đầu thành lập những Liên minh (Công đoàn) chống lại bọn tư sản để bảo vệ tiền công của mình. Thậm chí họ đi tới chỗ lập thành những đoàn thể thường trực để sẵn sàng đối phó, khi những cuộc xung đột bất ngờ xảy ra. Đây đó, đấu tranh nổ thành bạo động.

Рабочыя пачынаюць з таго, што ўтвараюць кааліцыі супраць буржуа; яны выступаюць супольна для абароны сваёй заработнай платы. Яны засноўваюць нават пастаянныя асацыяцыі для таго, каб забяспечыць сябе сродкамі на выпадак магчымых сутыкненняў. Месцамі барацьба пераходзіць у адкрытыя паўстанні.

Đôi khi công nhân thắng; nhưng đó là một thắng lợi tạm thời. Kết quả thực sự của những cuộc đấu tranh của họ là sự đoàn kết ngày càng rộng của những người lao động, hơn là sự thành công tức thời.

Рабочыя час ад часу перамагаюць, але гэтыя перамогі толькі часовыя. Сапраўдным вынікам іх барацьбы з’яўляецца не непасрэдны поспех, а аб’яднанне рабочых, якое ўсё больш пашыраецца.

Việc tăng thêm phương tiện giao thông do đại công nghiệp tạo ra, giúp cho công nhân các địa phương tiếp xúc với nhau, đã làm cho sự đoàn kết đó được dễ dàng. Mà chỉ tiếp xúc như vậy cũng đủ để tập trung nhiều cuộc đấu tranh địa phương, đâu đâu cũng mang tính chất giống nhau, thành một cuộc đấu tranh toàn quốc, thành một cuộc đấu tranh giai cấp.

Яму садзейнічаюць усё ўзрастаючыя сродкі зносін, якія ствараюцца буйной прамысловасцю і наладжваюць сувязь паміж рабочымі розных мясцовасцей. Толькі гэта сувязь і патрабуецца для таго, каб цэнтралізаваць многія мясцовыя ачагі барацьбы, якая мае ўсюды аднолькавы характар, і зліць іх у адну нацыянальную, класавую барацьбу.

Nhưng bất cứ cuộc đấu tranh giai cấp nào cũng là một cuộc đấu tranh chính trị, và sự đoàn kết mà những thị dân thời trung cổ đã phải mất hàng thế kỷ mới xây dựng được bằng những con đường làng nhỏ hẹp của họ, thì những người vô sản hiện đại chỉ xây dựng trong một vài năm, nhờ có đường sắt.

А ўсякая класавая барацьба ёсць барацьба палітычная. I аб’яднанне, для якога сярэдневяковым гараджанам з іх прасёлачнымі дарогамі патрабаваліся стагоддзі, дасягаецца сучаснымі пралетарыямі, дзякуючы чыгункам, на працягу нямногіх гадоў.

Sự tổ chức như vậy của người vô sản thành giai cấp và do đó thành chính đảng, luôn luôn bị sự cạnh tranh giữa công nhân với nhau phá vỡ. Nhưng nó luôn luôn được tái lập và luôn luôn mạnh mẽ hơn, vững chắc hơn, hùng mạnh hơn. Nó lợi dụng những bất hoà trong nội bộ giai cấp tư sản để buộc giai cấp tư sản phải thừa nhận, bằng luật pháp, một số quyền lợi của giai cấp công nhân : chẳng hạn như đạo luật 10 giờ ở Anh.

Гэта арганізацыя пралетарыяў у клас, і тым самым — у палітычную партыю, штохвілінна зноў разбураецца канкурэнцыяй паміж самімі рабочымі. Але яна ўзнікае зноў і зноў, становячыся кожны раз дужэйшай, мацнейшай, магутнейшай. Яна прымушае прызнаць асобныя інтарэсы рабочых у заканадаўчым парадку, выкарыстоўваючы для гэтага нелады паміж асобнымі слаямі буржуазіі. Напрыклад, закон аб дзесяцігадзінным рабочым дні ў Англіі.

Nói chung, những xung đột xảy ra trong xã hội cũ đã giúp bằng nhiều cách cho giai cấp vô sản phát triển. Giai cấp tư sản sống trong một trạng thái chiến tranh không ngừng : trước hết chống lại quý tộc; sau đó, chống lại các bộ phận của chính ngay giai cấp tư sản mà quyền lợi xung đột với sự tiến bộ của công nghiệp, và cuối cùng, luôn luôn chống lại giai cấp tư sản của tất cả các nước ngoài.

Наогул сутыкненні ўнутры старога грамадства ў многіх адносінах садзейнічаюць працэсу развіцця пралетарыяту. Буржуазія вядзе бесперапынную барацьбу: спачатку супраць арыстакратыі, пазней супраць тых частак самой жа буржуазіі, інтарэсы якіх прыходзяць у супярэчнасць з прагрэсам прамысловасці, і пастаянна — супраць буржуазіі ўсіх зарубежных краін.

Trong hết thảy những cuộc đấu tranh ấy, giai cấp tư sản tự thấy mình buộc phải kêu gọi giai cấp vô sản, yêu cầu họ giúp sức, và do đó, lôi cuốn họ vào phong trào chính trị. Thành thử giai cấp tư sản đã cung cấp cho những người vô sản một phần những tri thức chính trị và những tri thức phổ thông của bản thân nó, nghĩa là những vũ khí chống lại bản thân nó.

Ва ўсіх гэтых бітвах яна вымушана звяртацца да пралетарыяту, заклікаць яго на дапамогу і ўцягваць яго такім чынам у палітычны рух. Яна, значыць, сама перадае пралетарыяту элементы сваёй уласнай адукацыі, г. зн. зброю супраць самой сябе.

Hơn nữa, như chúng ta vừa thấy, từng bộ phận trọn vẹn của giai cấp thống trị bị sự tiến bộ của công nghiệp đẩy vào hàng ngũ giai cấp vô sản, hay ít ra thì cũng bị đe doạ về mặt những điều kiện sinh hoạt của họ. Những bộ phận ấy cũng đem lại cho giai cấp vô sản nhiều tri thức.

Далей, як мы бачылі, прагрэс, прамысловасці спіхвае ў рады пралетарыяту цэлыя слаі пануючага класа або, па крайняй меры, ставіць пад пагрозу ўмовы іх жыцця. Яны таксама прыносяць пралетарыяту вялікую колькасць элементаў адукацыі.

Cuối cùng, lúc mà đấu tranh giai cấp tiến gần đến giờ quyết định thì quá trình tan rã của giai cấp thống trị, của toàn xã hội cũ, mang một tính chất dữ dội và khốc liệt đến nỗi một bộ phận nhỏ của giai cấp thống trị tách ra khỏi giai cấp này và đi theo giai cấp của cách mạng, đi theo giai cấp đang nắm tương lai trong tay.

Нарэшце, у тыя перыяды, калі класавая барацьба набліжаецца да развязкі, працэс разлажэння ўнутры пануючага класа, унутры ўсяго старога грамадства набывае такі бурны, такі рэзкі характар, што невялікая частка пануючага класа адракаецца ад яго і прымыкае да рэвалюцыйнага класа, да таго класа, якому належыць будучыня.

Cũng như xa kia, một bộ phận của quý tộc chạy sang hàng ngũ giai cấp tư sản; ngày nay, một bộ phận của giai cấp tư sản cũng chạy sang hàng ngũ giai cấp vô sản, đó là bộ phận những nhà tư tưởng tư sản đã vươn lên nhận thức được, về mặt lý luận, toàn bộ quá trình vận động lịch sử.

Вось чаму, як раней частка дваранства пераходзіла да буржуазіі, так цяпер частка буржуазіі пераходзіць да пралетарыяту, іменна — частка буржуа-ідэолагаў, якія ўзвысіліся да тэарэтычнага разумення ўсяго ходу гістарычнага руху.

Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp.

3 усіх класаў, якія процістаяць цяпер буржуазіі, толькі пралетарыят уяўляе сабой сапраўды рэвалюцыйны клас. Усе іншыя класы прыходзяць у заняпад і знішчаюцца з развіццём буйной прамысловасці, пралетарыят жа ёсць яе ўласны прадукт.

Các tầng lớp trung đẳng là những tiểu công nghiệp, tiểu thương, thợ thủ công và nông dân, tất cả đều đấu tranh chống giai cấp tư sản để cứu lấy sự sống của họ với tính cách là những tầng lớp trung đẳng. Cho nên họ không cách mạng mà bảo thủ. Thậm chí, hơn thế nữa, họ lại là phản động: họ tìm cách làm cho bánh xe lịch sử quay ngược trở lại.

Сярэднія саслоўі: дробны прамысловец, дробны гандляр, рамеснік і селянін — усе яны змагаюцца з буржуазіяй для таго, каб выратаваць сваё існаванне ад гібелі, як сярэдніх саслоўяў. Яны, значыць, не рэвалюцыйныя, а кансерватыўныя. Нават больш, яны рэакцыйныя: яны імкнуцца павярнуць назад кола гісторыі.

Nếu họ có thái độ cách mạng thì cũng chỉ trong chừng mực là họ thấy họ sẽ phải rơi vào hàng ngũ giai cấp vô sản: lúc đó, họ bảo vệ lợi ích tương lai của họ, chứ không phải lợi ích hiện tại của họ, họ từ bỏ quan niệm của chính họ để đứng trên quan điểm của giai cấp vô sản.

Калі яны рэвалюцыйныя, то пастолькі, паколькі іх чакае пераход у рады пралетарыяту, паколькі яны абараняюць не свае цяперашнія, а свае будучыя інтарэсы, паколькі яны пакідаюць свой уласны пункт гледжання для таго, каб стаць на пункт гледжання пралетарыяту.

Còn tầng lớp vô sản lưu manh, cái sản phẩm tiêu cực ấy của sự thối rữa của những tầng lớp bên dưới nhất trong xã hội cũ, thì đây đó, có thể được cách mạng vô sản lôi cuốn vào phong trào, nhưng điều kiện sinh hoạt của họ lại khiến họ sẵn sàng bán mình cho những mưu đồ của phe phản động.

Люмпен-пралетарыят, гэты пасіўны прадукт гніення самых ніжэйшых слаёў старога грамадства, месцамі ўцягваецца пралетарскай рэвалюцыяй у рух, але ў выніку ўсяго свайго жыццёвага становішча ён значна больш схільны прадаваць сябе для рэакцыйных падкопаў.

Điều kiện sinh hoạt của xã hội cũ đã bị xoá bỏ trong những điều kiện sinh hoạt của giai cấp vô sản. Người vô sản không có tài sản; Quan hệ giữa anh ta với vợ con không còn giống một chút nào so với quan hệ gia đình tư sản; lao động công nghiệp hiện đại, tình trạng người công dân làm nô lệ cho tư bản, ở Anh cũng như ở Pháp, ở Mỹ cũng như ở Đức, làm cho người vô sản mất hết mọi tính chất dân tộc.

Жыццёвыя ўмовы старога грамадства ўжо знішчаны ў жыццёвых умовах пралетарыяту. У пралетарыя няма ўласнасці; яго адносіны да жонкі і дзяцей не маюць больш нічога агульнага з буржуазнымі сямейнымі адносінамі; сучасная прамысловая праца, сучасны прыгнёт капіталу, аднолькавы як у Англіі, так і ў Францыі, як у Амерыцы, так і ў Германіі, сцерлі з яго ўсякі нацыянальны характар.

Luật pháp, đạo đức, tôn giáo đều bị người vô sản coi là những thành kiến tư sản che giấu những lợi ích tư sản.

Законы, мараль, рэлігія — усё гэта для яго не больш як буржуазныя забабоны, за якімі скрываюцца буржуазныя інтарэсы.

Tất cả những giai cấp trước kia sau khi chiếm được chính quyền, đều ra sức củng cố địa vị mà họ đã nắm được bằng cách bắt toàn xã hội tuân theo những điều kiện đảm bảo cho phương thức chiếm hữu của chính chúng.

Усе ранейшыя класы, заваяваўшы сабе панаванне, імкнуліся ўмацаваць ужо набытае імі становішча ў жыцці, падпарадкоўваючы ўсё грамадства ўмовам, якія забяспечваюць іх спосаб прысваення.

Những người vô sản chỉ có thể giành được những lực lượng sản xuất xã hội bằng cách xoá bỏ phương thức chiếm hữu hiện nay của chính mình, và do đấy, xoá bỏ toàn bộ phương thức chiếm hữu nói chung đã tồn tại từ trước đến nay. Những người vô sản chẳng có gì là của mình để bảo vệ cả, họ phải phá huỷ hết thảy những cái gì, từ trước đến nay, vẫn bảo đảm và bảo vệ chế độ tư hữu.

Пралетарыі ж могуць заваяваць грамадскія прадукцыйныя сілы, толькі знішчыўшы свой уласны цяперашні спосаб прысваення, а тым самым і ўвесь існаваўшы да гэтага часу спосаб прысваення ў цэлым. У пралетарыяў няма нічога свайго, што трэба было б ім ахоўваць, яны павінны разбурыць усё, што да гэтага часу ахоўвала і забяспечвала прыватную ўласнасць.

Tất cả những phong trào lịch sử, từ trước tới nay, đều là do thiểu số thực hiện, hoặc đều mưu cầu lợi ích cho thiểu số. Phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu cầu lợi ích cho khối đại đa số.

Усе рухі, якія да гэтага часу адбываліся, былі рухамі меншасці або здзяйсняліся ў інтарэсах меншасці. Пралетарскі рух ёсць самастойны рух велізарнай большасці ў інтарэсах велізарнай большасці.

Giai cấp vô sản, tầng lớp ở bên dưới nhất của xã hội hiện tại, không thể vùng dậy, vươn mình lên nếu không làm nổ tung toàn bộ cái thượng tầng kiến trúc bao gồm những tầng lớp cấu thành xã hội

Пралетарыят, самы ніжэйшы слой сучаснага грамадства, не можа падняцца, не можа выпраміцца без таго, каб пры гэтым не ўзляцела ў паветра ўся ўзвышаючаяся над ім надбудова з слаёў, якія ўтвараюць афіцыйнае грамадства.

Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, dù về mặt nội dung, không phải là một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc. Đương nhiên là trước hết, giai cấp vô sản mỗi nước phải thanh toán xong giai cấp tư sản nước mình đã.

Калі не па зместу, то па форме барацьба пралетарыяту супраць буржуазіі з’яўляецца спачатку барацьбой нацыянальнай. Пралетарыят кожнай краіны, зразумела, павінен перш за ўсё пакончыць са сваёй уласнай буржуазіяй.

Trong khi phác ra những nét lớn của các giai đoạn phát triển của giai cấp vô sản, chúng tôi đã nghiên cứu cuộc nội chiến ít nhiều mạng tính chất ngấm ngầm trong xã hội hiện nay cho đến khi cuộc nội chiến ấy nổ bung ra thành cách mạng công khai, mà giai cấp vô sản thiết lập sự thống trị của mình bằng cách dùng bạo lực lật đổ giai cấp tư sản.

Апісваючы найбольш агульныя фазы развіцця пралетарыяту, мы прасочвалі больш-менш прыкрытую грамадзянскую вайну ўнутры існуючага грамадства аж да тaro пункта, калі яна ператвараецца ў адкрытую рэвалюцыю, і пралетарыят засноўвае сваё панаванне шляхам насільнага звяржэння буржуазіі.

Tất cả những xã hội trước kia, như chúng ta đã thấy, đều dựa trên sự đối kháng giữa các giai cấp áp bức và các giai cấp bị áp bức. Nhưng muốn áp bức một giai cấp nào đó thì cần phải bảo đảm cho giai cấp ấy những điều kiện sinh sống khiến cho họ chí ít, cũng có thể sống được trong vòng nô lệ.

Усе да гэтага часу існаваўшыя грамадствы засноўваліся, як мы бачылі, на антаганізме паміж класамі прыгнятаючымі і прыгнечанымі. Але, каб магчыма было прыгнятаць які-небудзь клас, неабходна забяспечыць умовы, пры якіх ён мог бы весці, па крайняй меры, сваё рабскае існаванне.

Người nông nô trong chế độ nông nô, đã tiến tới chỗ trở nên một thành viên của công xã, cũng như tiểu tư sản đã vươn tới địa vị người tư sản, dưới ách của chế độ chuyên chế phong kiến.

Прыгонны ў прыгонным стане выбіўся да становішча члена камуны гэтак жа, як дробны буржуа пад ярмом феадальнага абсалютызму выбіўся да становішча буржуа.

Người công nhân hiện đại, trái lại, đã không vươn lên được cùng với sự tiến bộ của công nghiệp, mà còn luôn luôn rơi xuống thấp hơn, dưới cả những điều kiện sinh sống của chính giai cấp họ. Người lao động trở thành một người nghèo khổ, và nạn nghèo khổ còn tăng lên nhanh hơn là dân số và của cải.

Наадварот, сучасны рабочы з прагрэсам прамысловасці не паднімаецца, а ўсё больш апускаецца ніжэй умоў існавання свайго ўласнага класа. Рабочы становіцца паўперам, і паўперызм расце яшчэ хутчэй, чым насельніцтва і багацце.

Vậy hiển nhiên là giai cấp tư sản không có khả năng tiếp tục làm tròn vai trò giai cấp thống trị của mình trong toàn xã hội và buộc toàn xã hội phải chịu theo điều kiện sinh sống của giai cấp mình, coi đó là một quy luật chi phối tất cả. Nó không thể thống trị được nữa, vì nó không có thể đảm bảo cho người nô lệ của nó ngay cả một mức sống nô lệ, vì nó đã buộc phải để người nô lệ ấy rơi xuống tình trạng khiến nó phải nuôi người nô lệ ấy, chứ không phải người nô lệ ấy phải nuôi nó. Xã hội không thể sống dưới sự thống trị của giai cấp tư sản nữa, như thế có nghĩa là sự tồn tại của giai cấp tư sản không còn tương dung với sự tồn tại của xã hội nữa.

Гэта ясна паказвае, што буржуазія няздольна заставацца далей пануючым класам грамадства і навязваць усяму грамадству ўмовы існавання свайго класа ў якасці рэгулюючага закону. Яна няздольна панаваць, таму што няздольна забяспечыць свайму рабу нават рабскага ўзроўню існавання, таму што вымушана даць яму апусціцца да такога становішча, калі яна сама павінна яго карміць, замест таго каб карміцца за яго кошт. Грамадства не можа больш жыць пад яе ўладай, г. зн. яе жыццё несумяшчальна больш з грамадствам.

Điều kiện căn bản của sự tồn tại và sự thống trị của giai cấp tư sản là sự tích luỹ của cải vào tay những tư nhân, là sự hình thành và tăng thêm tư bản. Điều kiện tồn tại của tư bản là lao động làm thuê. Lao động làm thuê hoàn toàn dựa vào sự cạnh tranh giữa công nhân với nhau.

Асноўнай умовай існавання і панавання класа буржуазіі з’яўляецца накапленне багацця ў руках прыватных асоб, утварэнне і павелічэнне капіталу. Умовай існавання капіталу з’яўляецца наёмная праца. Наёмная праца трымаецца выключна на канкурэнцыі рабочых паміж сабой.

Advertisement